Ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
Ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước là gì, ngành này học gì và ra trường làm những công việc gì? Đây là những câu hỏi mà nhiều người vẫn thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin cơ bản về ngành học Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước.
1. Tìm hiểu về ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
- Ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước là ngành đào tạo cử nhân ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; có kiến thức, tư duy nền tảng về hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước Việt Nam; có hiểu biết chuyên sâu về phương hướng, hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, của các cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam; chuyên sâu về ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước; có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Chương trình đào tạo ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước đảm bảo cung cấp cho người học :
- Những kiến thức cơ bản, hệ thống của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước.
- Những tri thức chuyên sâu về Chính trị học, xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền Nhà nước; phương pháp nghiên cứu khoa học và vận dụng các kiến thức đã học vào công tác chuyên môn và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra thuộc chuyên ngành được đào tạo.
- Những kiến thức và phương pháp đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch đi ngược lợi ích dân tộc, đối lập với hệ tư tưởng Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
- Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước có thể công tác trong các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp; làm công tác giảng dạy chuyên ngành xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước, giảng dạy lý luận chính trị tại các trường chính trị tỉnh, thành phố, ngành, đoàn thể, các trung tâm giáo dục lý luận chính trị, các trường đại học và cao đẳng trong cả nước.
2. Chương trình đào tạo ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước trong bảng dưới đây.
I |
Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
|
1 |
Triết học Mác-Lênin
|
2 |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
|
3 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học
|
4 |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
|
5 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
II | Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp |
II.1 | Kiến thức cơ sở ngành |
Bắt buộc | |
6 |
Các đảng chính trị trên thế giới
|
7 |
Lịch sử xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
|
8 |
Lý luận về nhà nước và pháp luật
|
9 |
Học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng
|
Tự chọn | |
10 |
Khoa học lãnh đạo, quản lý
|
11 |
Lãnh đạo và quản lý truyền thông
|
12 |
Lý luận dạy học đại học
|
II.2 | Kiến thức chuyên ngành |
Bắt buộc | |
13 |
Tác phẩm kinh điển về xây dựng Đảng
|
14 |
Xây dựng Đảng về chính trị
|
15 |
Xây dựng Đảng về tư tưởng
|
16 |
Xây dựng Đảng về tổ chức
|
17 |
Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị
|
18 |
Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội
|
19 |
Lý luận hành chính Nhà nước
|
20 |
Các ngành luật cơ bản của Việt Nam
|
21 |
Quản lý nhà nước trong các lĩnh vực trọng yếu
|
22 |
Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng
|
23 |
Công tác dân vận của Đảng
|
24 |
Phương pháp nghiên cứu, giảng dạy khoa học Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước (lý thuyết)
|
25 |
Phương pháp giảng dạy khoa học Xây dựng Đảng (thực hành)
|
26 |
Phương pháp giảng dạy khoa học Xây dựng chính quyền Nhà nước (thực hành)
|
Tự chọn | |
27 |
Văn phòng cấp ủy
|
28 |
Văn phòng hành chính nhà nước
|
29 |
Giao tiếp trong thực thi công vụ
|
30 |
Pháp chế trong quản lý nhà nước
|
31 |
Thực tập nghề nghiệp
|
32 |
Khóa luận tốt nghiệp
|
II.3 | Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp |
33 |
Xử lý tình huống xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước
|
34 |
Kỹ năng lãnh đạo, quản lý
|
35 |
Quản lý nguồn nhân lực xã hội
|
Theo Học viện Báo chí và Tuyên truyền
3. Các khối thi vào ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
– Mã ngành: 7310202
– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước:
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
- C03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử
- C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
4. Điểm chuẩn ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 15 – 24 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc tổ hợp môn xét theo học bạ.
5. Các trường đào tạo ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
Hiện nay, ở nước ta chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, để theo học ngành này, bạn có thể đăng ký xét tuyển vào các trường sau:
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Đại học Nội vụ
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Học viện Cán bộ TP.HCM
6. Cơ hội việc làm ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
Sau khi tốt nghiệp ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, người học có đủ năng lực để đảm nhiệm các vị trí công việc sau:
- Giảng dạy các môn học: Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, Chính trị học… tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề và môn giáo dục công dân cho các trường trung học phổ thông trong cả nước;
- Giảng dạy môn Xây dựng Đảng, Quản lý nhà nước, Công tác dân vận… ở hệ thống các trường Chính trị tỉnh – thành phố, các trung tâm giáo dục chính trị của các địa phương trong cả nước;
- Làm chuyên viên tại các cơ quan Đảng, Nhà nước: Cán bộ chuyên trách trong các văn phòng Đảng ủy, các ban Đảng, các tổ chức chính trị xã hội từ Trung ương đến cơ sở;
- Làm chuyên viên tham mưu, tư vấn, giúp việc trong các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp;
- Làm việc tại các đơn vị, cơ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân: Bộ phận xây dựng lực lượng, chính trị, tham mưu…
- Nghiên cứu, giảng dạy về Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước tại các Viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, trường chính trị, trung tâm bồi dưỡng chính trị;
- Làm việc tại các văn phòng Đảng – Đoàn của các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức liên quan đến lĩnh vực hành chính công, chính sách công và phát triển bền vững…
7. Mức lương ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
Hiện chưa có thống kê cụ thể về mức lương của ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước. Nếu bạn làm việc tại cơ quan nhà nước thì mức lương sẽ được tính theo quy định hiện hành. Còn nếu bạn làm việc tại các đơn vị ngoài nhà nước thì tùy thuộc vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm mà sẽ có các mức lương khác nhau.
8. Ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước cần có tố chất gì?
Để theo học và thành công trong ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước bạn cần có những tố chất sau:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, trung thành với mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
- Có ý thức tổ chức, kỷ luật tự giác, có lối sống trung thực, đòan kết và tôn trọng tập thể, có tinh thần phê bình và tự phê bình;
- Có khả năng giao tiếp, thuyết phục, đàm phán với các đối tượng;
- Có khả năng làm việc độc lập, có khả năng đọc, hiểu các tài liệu thuộc trong nước và quốc tế chuyên ngành trong và ngoài nước;
- Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng;
- Có trình độ ngoại ngữ cao;
- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, dự báo và trình bày thông tin một cách độc lập;
- Có kỹ năng làm việc theo nhóm, phát triển nhóm;
- Kiên trì, nhẫn nại, chịu được áp lực cao trong công việc.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước. Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa chọn được một ngành học phù hợp thì ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước là một gợi ý hay để bạn cân nhắc đó.