Tất tần tật về kỳ thi đánh giá năng lực

Tất tần tật thông tin mới nhất về kỳ thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia Hà Nội và ĐHQG TPHCM gồm:

Thi ĐGNL trên máy tính hay trên giấy; các bước thi năng lực; cấu trúc đề thi, có những môn gì; thời gian, thang điểm thi; điểm chuẩn ĐGNL; lệ phí thi; đề minh họa; khi nào thi; thi ở đâu;….

1. Thi đánh giá năng lực là gì?

Thi đánh giá năng lực là kỳ thi riêng, được tổ chức bởi các đơn vị như ĐHQG-HCM, ĐHQG Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm TPHCM, Bộ Công an,… và sử dụng kết quả đó để xét tuyển.

Hiện nay, thi đánh giá năng lực đang là một phương thức xét tuyển bên cạnh các phương thức xét tuyển truyền thống như: xét học bạ, xét tuyển thẳng, xét tuyển bằng điểm thi THPT,..

>> XEM THÊM: Trường Sĩ quan Đặc công tuyển 58 chỉ tiêu năm 2024

2. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy

ĐGNL HN

ĐGNL HCM

ĐGTD Bách khoa

Bố cục 3 phần – Thời gian làm bài thi 195 phút – 150 câu hỏi trắc nghiệm – Tổng 150 điểm

P1: Tư duy định lượng: 50 câu – 50đ

P2: Tư duy định tính: 50 câu – 50đ

P3: Khoa học (Tự nhiên – Xã hội: Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa): 50 câu – 50đ

(Thi online trên máy tính, làm lần lượt từng phần, kết thúc bài thi được biết điểm luôn)

Bố cục 3 phần – Thời gian làm bài thi: 150 phút – 120 câu hỏi trắc nghiệm – Tổng 1200 điểm

P1: Sử dụng ngôn ngữ (40 câu)

P2: Toán, tư duy logic và phân tích số liệu (30 câu)

P3: Giải quyết vấn đề (50 câu)

(Thi trên giấy dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm)

Bố cục 3 phần: Thời gian làm bài thi là 150 phút

P1: Tư duy Toán học

Thời gian 60 phút, điểm tối đa 40

P2: Tư duy đọc hiểu

Thời gian 30 phút, điểm tối đa 20

P3: Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề

Thời gian 60 phút, điểm tối đa 40

(Thi trắc nghiệm)

>>> XEM THÊM: Những lưu ý quan trọng khi đi thi ĐGNL HCM 2024

3. Thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?

Kỳ thi đánh giá năng lực hướng đến đánh giá toàn diện năng lực của thí sinh, tích hợp các kỹ năng về đọc hiểu, phân tích ở bài thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa Kỳ, kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của bài thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.

Bài thi chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Nội dung bài thi được tích hợp đầy đủ cả về mặt kiến thức và tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản. Do đó, kiến thức trải đều ở tất cả các môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Ngữ văn, Tiếng anh, Lịch sử, Địa lý.

>>> Xem thêm: Khoảng 35.000 học sinh TPHCM sẽ trượt vào lớp 10 công lập 2024

4. Thời gian làm bài thi đánh giá năng lực?

STT KỲ THI Cấu trúc Thời gian (phút) Tổng
1 ĐGNL HÀ NỘI Tư duy định lượng (Toán) 75 195 phút
Tư duy định tính (Văn) 60
Khoa học (Lí, Hóa, Sinh, Sử, Địa) 60
2 ĐGNL HCM Sử dụng ngôn ngữ 50 150 phút
Toán, tư duy logic và phân tích số liệu 40
Giải quyết vấn đề 60

>>> Xem thêm: Đề án tuyển sinh Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 2024

5. Thang điểm bài thi đánh giá năng lực

a. Kết quả thi ĐGNL Đại học Quốc gia HCM

Được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại theo Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi (Item Response Theory – IRT).

Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa phần Sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.

b. Bài thi Đánh giá năng lực Hà Nội

Gồm 150 câu hỏi, tương ứng với 150 điểm. Mỗi phần của đề thi năng lực có 50 câu, điểm tối đa mỗi phần 50 điểm, mỗi câu đúng sẽ được 1 điểm, câu sai không được điểm. Thí sinh lưu ý, trong mỗi phần của đề thi có 50 câu hỏi chấm điểm nhưng có thể kèm thêm 1 – 4 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm. Các câu hỏi thử nghiệm (không tính điểm) được trộn vào một cách ngẫu nhiên và thí sinh không biết là câu hỏi nào. Bài thi có câu hỏi thử nghiệm thì thời gian làm bài sẽ kéo dài thêm từ 2 – 4 phút.

>>> XEM THÊM: Đề án tuyển sinh năm 2024 Khoa Quốc tế – ĐH Thái Nguyên

6. Thi đánh giá năng lực trên máy tính hay trên giấy?

Hiện nay, có kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Sư phạm TPHCM là thực hiện thi trên máy tính. 

Kỳ thi ĐGNL Đại học Quốc gia HCM, Đại học Sư phạm Hà Nội và ĐGNL của Bộ Công an sẽ thực hiện thi trên giấy. 

>>> XEM CHI TIẾT Đề án tuyển sinh Đại học Công nghiệp Việt Trì 2024

7. Đề thi đánh giá năng lực bao nhiêu câu?

Bài thi ĐGNL Hà Nội gồm 150 câu hỏi chia đều cho 3 phần: Định lượng, Định tính và Khoa học.  Cấu trúc đề thi ĐGNL của ĐH Quốc gia TPHCM có 120 câu hỏi, gồm 03 phần: Phần ngôn ngữ; Phần Toán, tư duy logic và phân tích số liệu và Phần giải quyết vấn đề.

STT

KỲ THI

Cấu trúc

Số câu

1

ĐGNL HÀ NỘI

Tư duy định lượng (Toán)

50
(có câu điền đáp án)

Tư duy định tính (Văn)

50

Khoa học (Lí, Hóa, Sinh, Sử, Địa)

50

2

ĐGNL HCM

Ngôn ngữ (Tiếng Việt, Tiếng Anh)

20 Văn, 20 Anh

Toán, tư duy logic và phân tích số liệu

30

Giải quyết vấn đề

50

>>> XEM THÊM:Sự khác biệt thú vị giữa cấp 3 và Đại học

8. Thi đánh giá năng lực là thi trắc nghiệm hay tự luận?

Mỗi đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực sẽ có quy định về hình thức thi khác nhau. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội gồm 3 phần với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan (lựa chọn đáp án) và câu hỏi điền đáp án. Đề thi ĐGNL của ĐHQG-HCM gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm.

Hay bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội lại gồm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, dưới dạng câu hỏi như:

– Nhiều lựa chọn (multi choices)

– Đúng/Sai

– Trả lời ngắn (điền câu trả lời)

– Kéo thả (chọn sẵn trong menu)

9. Thi đánh giá năng lực bao nhiêu điểm thì đỗ? (Điểm chuẩn đánh giá năng lực)

Hiện nay, có rất nhiều trường ngoài hệ thống Đại học Quốc gia sử dụng điểm thi ĐGNL để xét tuyển. Để biết mình có đỗ vào ngành mình đăng ký hay không, thí sinh dựa vào mức điểm chuẩn nhà trường công bố hàng năm. Thí sinh trúng tuyển là thí sinh có điểm thi cao hơn hoặc bằng mức điểm chuẩn của trường. Một số trường có thêm điều kiện về học bạ, nguyện vọng,… các em lưu ý.

>>> XEM THÊM: Hình thức thi đánh giá năng lực năm 2025

10. Lệ phí thi đánh giá năng lực

Năm 2023, lệ phí thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội tăng lên 500.000 đồng/lượt thi (Tăng 66% so với năm 2022). Thí sinh được thi tối đa 2 lượt/năm.

Đại học quốc gia TPHCM cũng tăng lệ phí thi ĐGNL năm 2023 từ 200.000 đồng/lượt thi lên thành 300.000 đồng/lượt thi

>>> XEM THÊM: Học phí, điểm chuẩn Đại học Bách Khoa những năm gần đây

11. Thi đánh giá năng lực thi ở đâu? Khi nào thi ĐGNL?

Thông tin từ ĐH Quốc gia TP.HCM, kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH này tổ chức năm 2024 tiếp tục được phát triển theo hướng ổn định, bền vững. Kỳ thi được tổ chức 2 đợt trước thi tốt nghiệp THPT: Đợt 1 dự kiến vào ngày 7/4/2024 và Đợt 2 dự kiến vào ngày 2/6/2024. Bên cạnh 21 địa điểm như năm 2023, ĐH Quốc gia TP.HCM dự kiến bổ sung 2 điểm thi tại Bình Phước và Tây Ninh trong năm 2024.

Kỳ thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024 dự kiến có 6 đợt thi từ tháng 3 đến tháng 6-2024, tổ chức vào các ngày thứ bảy và chủ nhật. Kỳ thi sẽ tổ chức tại 10 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. 

>>> XEM THÊM: Lịch thi đánh giá đầu vào Đại học Ngân hàng TPHCM 2024

12. Danh sách trường xét điểm thi đánh giá năng lực

Đại học Quốc gia Hà Nội Đại học Quốc gia TPHCM Đại học Sư pham HN
– Các đơn vị thành viên Đại học Quốc gia Hà Nội

– Trường Đại học Ngoại thương

– Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

– Trường Đại học Thương Mại

– Trường Đại học Hà Nội

– Học viện Ngân hàng

– Học viện Tài chính

– Học viện Bưu chính – Viễn thông

– Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

– Các đơn vị thành viên Đại học Quốc gia TPHCM

– Trường Đại học Công nghệ TPHCM

– Trường Đại học Công nghiệp TPHCM

– Học viện Hàng không Việt Nam

– Trường Đại học Ngân hàng

– Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

– Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học

– Trường Đại học Tôn Đức Thắng

– Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

– Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

– Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

– Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

– Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

– Trường Đại học Vinh

– Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

– Trường Đại học Quy Nhơn

Back to Top