Đại học Đồng Tháp

Trường Đại học Đồng Tháp là trường đại học công lập đa ngành tại tỉnh Đồng Tháp. Trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.Trường DTHU  là trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.

Lịch sử hình thành

Trường Đại học Đồng Tháp tiền thân là Trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Tháp, ngày 10 tháng 1 năm 2003, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm đã ký Quyết định số 08/2003/QĐ – TTg, nâng cấp thành Trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp.

Đến ngày 4 tháng 9 năm 2008, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã đồng ý cho phép đổi tên Trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp thành Trường Đại học Đồng Tháp.[2]

Chất lượng đào tạo

Kiểm định chất lượng đào tạo

DTHU đã được hệ thống Đại học Quốc gia kiểm định và chứng nhận về chất lượng đào tạo vào năm 2017.[3] Trở thành Đại học đầu tiên của vùng ĐBSCL đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục này.

Đội ngũ giảng viên

Tính đến tháng 12/2020, Trường đang có 543 viên chức và nhân viên; trong đó có 414 viên chức giảng dạy (394 giảng viên và 20 giáo viên), với 11 phó giáo sư, 82 tiến sĩ, 51 nghiên cứu sinh và 301 thạc sĩ. Tỉ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 100%.

Các Phòng ban – Trung tâm

  • Tổ chức cán bộ
  • Phòng Hành chính – Tổng hợp
  • Phòng Công tác sinh viên – Truyền thông
  • Phòng Hợp tác quốc tế
  • Phòng Đào tạo
  • Phòng Thiết bị và XDCB
  • Phòng Thanh tra – Pháp chế
  • Phòng Bảo đảm chất lượng
  • Phòng Đào tạo Sau đại học
  • Phòng Khoa học và Công nghệ
  • Phòng Kế hoạch – Tài chính
  • Trung tâm học liệu Lê Vũ Hùng
  • Trung tâm Dịch vụ
  • Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học
  • Trung tâm Liên kết đào tạo – Bồi dưỡng nghề
Thông tin tuyển sinh 2024 (dự kiến).

1. Thời gian xét tuyển

  • Đợt 1: 01/4/2023 đến 25/6/2023(dự kiến công bố kết quả 01/7/2023);
  • Đợt 2: 02/7/2023 đến 10/8/2023(dự kiến công bố kết quả 15/8/2023);
  • Đợt 3 trở lên: thông báo sau nếu còn chỉ tiêu và thời gian tuyển sinh theo quy định;

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trên phạm vi cả nước.

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển

  • Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
  • Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ).
  • Phương thức 3: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển.
  • Phương thức 4: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2023 của ĐHQG TP.HCM.

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT

a. Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT năm 2023

– Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;

– Tham gia kỳ thi THPT năm 2023;

– Đối với các ngành đào tạo giáo viên:

  • Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GDĐT.
  • Riêng đối với các ngành có môn Năng khiếu trong tổ hợp xét tuyển: ngành cao đẳng hoặc đại học Giáo dục Mầm non (môn Năng khiếu GDMN), ngành Giáo dục Thể chất (môn Năng khiếu TDTT), ngành Sư phạm Âm nhạc (môn Năng khiếu Hát và môn Năng khiếu Thẩm
    âm – Tiết tấu), ngành Sư phạm Mỹ thuật (môn Năng khiếu Trang trí và môn Năng khiếu Hình họa), thí sinh cần có điểm môn Năng khiếu để tạo thành tổ hợp xét tuyển. Thí sinh có thể tham dự kỳ thi Năng khiếu do Trường ĐHĐT tổ chức hoặc lấy kết quả thi năng khiếu từ trường đại học khác để làm điều kiện tham gia xét tuyển và có kết quả từ 5,0 trở lên.

– Đối với các ngành không thuộc lĩnh vực đào tạo giáo viên: đạt từ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Trường ĐHĐT xác định và công bố sau khi có kết quả Kỳ thi THPT năm 2023 và không có môn nào từ 1,0 điểm trở xuống (thang điểm 10).

b. Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả học tập lớp 12 THPT (học bạ)

– Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;

– Đối với các ngành đào tạo giáo viên:

  • Xét tuyển trình độ ĐH sử dụng kết quả học tập THPT: có học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên;
  • Riêng các ngành Giáo dục Thể chất người dự tuyển phải có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên; nếu tuyển sinh các thí sinh là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia và quốc tế hoặc có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) thì điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT tối thiểu là 5,0 trở lên; Các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật người dự tuyển phải có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên; nếu thí sinh có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) thì điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT tối thiểu là 5,0 trở lên.
  • Xét tuyển trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non người dự tuyển phải có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên.
  • Ngoài ra, các ngành có môn Năng khiếu trong tổ hợp xét tuyển: ngành cao đẳng hoặc đại học Giáo dục Mầm non (môn Năng khiếu GDMN), ngành Giáo dục Thể chất (môn Năng khiếu TDTT), ngành Sư phạm Âm nhạc (môn Năng khiếu Hát và môn Năng khiếu Thẩm âm – Tiết tấu), ngành Sư phạm Mỹ thuật (môn Năng khiếu Trang trí và môn Năng khiếu Hình họa), thí sinh cần có điểm môn Năng khiếu để tạo thành tổ hợp xét tuyển. Thí sinh có thể tham dự kỳ thi Năng khiếu do Trường ĐHĐT tổ chức hoặc lấy kết quả thi năng khiếu từ trường đại học khác để làm điều kiện tham gia xét tuyển và có kết quả từ 5,0 trở lên.

– Đối với các ngành không thuộc lĩnh vực đào tạo giáo viên: Điểm tổ hợp các môn xét tuyển kết quả học tập lớp 12 THPT đạt từ 18,0 trở lên hoặc điểm Trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6,0 trở lên.

c. Phương thức 3: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển.

  • Theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

d. Phương thức 4: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực 2023 của ĐHQG TP.HCM

– Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;

– Đối với các ngành đào tạo giáo viên:

+ Xét tuyển trình độ ĐH: Thí sinh có học lực lớp 12 xếp loại khá hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên;
Riêng các ngành có môn Năng khiếu: ngành cao đẳng hoặc đại học Giáo dục Mầm non (môn Năng khiếu GDMN), ngành Giáo dục Thể chất (môn Năng khiếu TDTT), ngành Sư phạm Âm nhạc (môn Năng khiếu Hát và môn Năng khiếu Thẩm âm – Tiết tấu), ngành Sư phạm Mỹ thuật (môn Năng khiếu Trang trí và môn Năng khiếu Hình họa), thí sinh cần có điểm môn Năng khiếu. Thí sinh có thể tham dự kỳ thi Năng khiếu do Trường ĐHĐT tổ chức hoặc lấy kết quả thi năng khiếu từ trường đại học khác để làm điều kiện tham gia xét tuyển
và có kết quả từ 5,0 điểm trở lên;

+ Xét tuyển trình độ CĐ ngành Giáo dục Mầm non: người dự tuyển phải có học lực lớp 12 xếp loại trung bình trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 5,5 trở lên;

– Tham dự kỳ thi đánh giá năng lực 2023 do ĐHQG TP.HCM tổ chức và có kết quả đạt từ ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu do Trường ĐHĐT quy định.

Điểm chuẩn Đại học Đồng Tháp các năm gần đây.

Điểm chuẩn của trường Đại học Đồng Tháp như sau:

Ngành học Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Xét theo điểm thi THPT QG Xét theo học bạ THPT Xét theo KQ thi THPT Xét theo học bạ Xét theo KQ thi THPT Xét theo học bạ Xét theo KQ thi THPT Xét theo học bạ Xét theo KQ thi THPT Xét theo học bạ
Hệ Đại học                
Giáo dục Mầm non 21 24 18,5 23 19 22,5 19 22,25 23,23 28,00
Giáo dục Tiểu học 19,5 20 24 22 26 19 25,5 23,28 28,30
Giáo dục Chính trị 18 18,5 24 19 24 24,25 27 25,80 Không xét
Giáo dục Thể chất 22 23 17,5 22,93 23 23 18 21,45 25,66 Không xét
Sư phạm Toán học 18,5 18,5 24 24 27 23,1 29 24,17 Không xét
Sư phạm Tin học 19 18,5 24 19 24 19 24 19,00 26,20
Sư phạm Vật lý 18 18,5 24 22 24 22,85 28,5 23,98 Không xét
Sư phạm Hóa học 18 18,5 24 23 24 23,95 29 24,45 Không xét
Sư phạm Sinh học 20,35 18,5 24 19 24 21,85 27 23,20 Không xét
Sư phạm Ngữ văn 19 18,5 24 23 24 21 28 26,40 Không xét
Sư phạm Lịch sử 18 18,5 24 19 24 26 27 27,40 Không xét
Sư phạm Địa lý 18.5 18,5 24 19 24 25 28 25,57 Không xét
Sư phạm Âm nhạc 22 24 17,5 21 19 22 18 22 18,00 24,96
Sư phạm Mỹ thuật 22 22 17,5 18,35 19 22 18 22 18,00 22,00
Sư phạm Tiếng Anh 19,5 18,5 24 24 25 19 26 23,79 28,50
Sư phạm Công nghệ 18,5 24 19 24 19 24 19,00 25,00
Sư phạm Khoa học tự nhiên             19 24 19,00 25,00
Sư phạm Lịch sử – Địa lý             23,25 26,5 20,25 28,00
Ngôn ngữ Anh 14 18 15 20 17 20 16 20 18,00 24,00
Ngôn ngữ Trung Quốc 18 18 20,5 20 23 25 16 24 18,00 25,00
Quản lý văn hóa 14 18 15 19 15 19 15 19 15,00 19,00
Việt Nam học 17 18 15 19 16 19 15 19 15,00 20,00
Quản trị kinh doanh 14 18 15 19 19 20 15,5 24 15,00 19,00
Tài chính – Ngân hàng 14 18 15 19 18 19 15 24 15,00 19,00
Kế toán 14 18 16 20 19 20 15,5 22 15,00 19,00
Khoa học môi trường 14 18 15 19 15 19 15 19 15,00 19,00
Khoa học Máy tính (CNTT) 14 18 15 20 15 19 15 20 15,00 19,00
Nông học 14 18 15 19 15 19 15 19 15,00 19,00
Nuôi trồng thủy sản 14 18 15 19 15 19 15 19 15,00 19,00
Công tác xã hội 14 18 15 19 15 19 15 19 15,00 19,00
Quản lý đất đai 20,7   15 19 15 19 15 19 15,00 19,00
Giáo dục công dân                 26,51 Không xét
Tâm lý học giáo dục                 15,00 19,00
Địa lý học                 15,00 19,00
Quản lý công                 15,00 19,00
Luật                 15,50 24,00
Công nghệ sinh học                 15,00 19,00
Công nghệ thông tin                 16,00 22,00
Quản lý tài nguyên và môi trường                 15,00 19,00
Hệ Cao đẳng                
Giáo dục Mầm non 19 22 16,5 19,5 17 19,5 17 19,5 23,00 27,00
Danh sách các ngành đào tạo
Tên ngành Mã ngành Tổ hợp xét tuyển
Chỉ tiêu
I. Hệ Đại học
Giáo dục Mầm non 7140201 M00, M05, M07, M11 314
Giáo dục Tiểu học 7140202 C01, C03, C04, D01 604
Giáo dục Chính trị 7140205 C00, C19, D01, D14 20
Giáo dục Thể chất 7140206 T00, T05, T06, T07 101
Sư phạm Toán học

– Chương trình đại trà

– Chương trình Toán tiếng Anh

7140209 A00, A01, A02, A04, D90 54
Sư phạm Tin học 7140210 A00, A01, A02, A04, D90 125
Sư phạm Vật lý 7140211 A00, A01, A02, A04, D90 20
Sư phạm Hóa học 7140212 A00, A06, B00, D07, D90 20
Sư phạm Sinh học 7140213 A02, B00, B02, D08, D90 20
Sư phạm Ngữ văn 7140217 C00, C19, D14, D15 89
Sư phạm Lịch sử 7140218 C00, C19, D14, D09 20
Sư phạm Địa lý 7140219 C00, C04, D10, A07 20
Sư phạm Âm nhạc 7140221 N00, N01 112
Sư phạm Mỹ thuật 7140222 H00, H07 143
Sư phạm Tiếng Anh 7140231 D01, D14, D15, D13 223
Sư phạm Công nghệ 7140246 A00, A01, A02, A04 24
Sư phạm Khoa học tự nhiên 7140247 A00, A02, B00, D90 384
Sư phạm Lịch sử và Địa lý 7140249 C00, D14, D15, A07 247
Việt Nam học

– Hướng dẫn viên du lịch

– Quản lý nhà hàng và khách sạn

7310630 C00, C19, C20, D01 90
Ngôn ngữ Anh

– Biên – phiên dịch

– Tiếng Anh kinh doanh

– Tiếng Anh du lịch

7220201 D01, D14, D15, D13 200
Ngôn ngữ Trung Quốc 7220204 C00, D01, D14, D15 250
Quản lý văn hóa 7229042 C00, C19, C20, D14 40
Quản trị kinh doanh 7340101 A00, A01, D01, D10 150
Tài chính – Ngân hàng 7340201 A00, A01, D01, D10 90
Kế toán 7340301 A00, A01, D01, D10 200
Khoa học môi trường

(Môi trường, An toàn sức khỏe môi trường)

7440301 A00, B00, D07, D08 40
Khoa học Máy tính

(Công nghệ thông tin)

7480101 A00, A01, A02, A04, D90 190
Nông học

(Bảo vệthực vật; Trồng trọt; Chăn nuôi thú y và thủy sản)

7620109 A00, B00, D07, D08 40
Nuôi trồng thủy sản 7620301 A00, B00, D07, D08 60
Công tác xã hội 7760101 C00, C19, C20, D14 40
Quản lý đất đai 7850103 A00, A01, B00, D07 50
Giáo dục Công dân 7140204 C00, C19, D01, D14
Tâm lý học giáo dục 7310403 A00, C00, C19, D01 50
Địa lý học 7310501 A07, C00, D14, D15 30
Kinh doanh quốc tế 7340120 A00, A01, D01, D10 40
Quản lý công 7340403 A00, A01, C15, D01 40
Luật 7380101 A00, C00, C14, D01 80
Công nghệ sinh học 7420201 A00, A02, B00, D08 80
Công nghệ thông tin 7480201 A00, A01, A02, A04, D90 110
Quản lý tài nguyên và môi trường 7850101 A00, B00, D07, D08 30
II. Hệ Cao đẳng
Giáo dục Mầm non 51140201 M00, M05, M07, M11 112
Học phí của Đại học Đồng Tháp

Học phí năm 2020 – 2021 của trường Đại học Đồng Tháp như sau:

– Hệ đại học:

+ Các ngành Khoa học tự nhiên, năng khiếu: 11,700,000 đồng/năm học.

+ Các ngành Khoa học xã hội và các ngành khác: 9,800,000 đồng/năm học.

– Hệ cao đẳng:

+ Các ngành Khoa học tự nhiên: 9,400,000 đồng/năm học.

+ Các ngành Khoa học xã hội: 7,800,000 đồng/năm học.

[wp-review]