Đại học Hà Nội

SỨ MỆNH, TẦM NHÌN, GIÁ TRỊ CỐT LÕI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI GIAI ĐOẠN

                                           2021-2030, TẦM NHÌN 2045

Sứ mệnh :

Trường Đại học Hà Nội đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thành thạo ngoại ngữ, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ theo xu thế hội nhập, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội và của đất nước.

Tầm nhìn:

Đến năm 2045, Trường Đại học Hà Nội trở thành đại học đa ngành định hướng ứng dụng, nằm trong tốp đầu của Việt Nam, có danh tiếng ở khu vực Châu Á.

Giá trị cốt lõi:

Trường Đại học Hà Nội coi trọng tính năng động, sáng tạo, trách nhiệm, phản biện, và thích ứng. Chúng tôi cam kết xây dựng môi trường học tập và làm việc mà ở đó các giá trị này luôn được khuyến khích và dung dưỡng.
Năng động
Chủ động, tích cực, dám nghĩ, dám làm. Năng động dẫn lối hành động tích cực, làm việc nhiệt huyết, nỗ lực cao nhất nhằm thực hiện tốt những công việc đã định. Năng động giúp cá nhân nhìn ra cơ hội trong nhiều tình huống.
Sáng tạo
Sáng tạo là sự thách thức giới hạn bản thân, nghiên cứu, phân tích, thử nghiệm, điều chỉnh, tìm tòi cái mới dựa trên cái đã có để tạo ra những giá trị và tiện ích mới.
Trách nhiệm
Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội, môi trường thiên nhiên, với công việc và lời nói. Không đỗ lỗi và luôn tôn trọng nỗ lực của bản thân và sự cố gắng của người khác.
Phản biện
Phản biện là năng lực suy luận logic; nhận thức linh hoạt, đa chiều, toàn cảnh; đánh giá thông tin một cách khách quan, có trách nhiệm; xác định và sử dụng thông tin có độ tin cậy trong một không gian biến đổi liên tục và ngày càng phức tạp.
Thích ứng

Thích ứng là sự linh hoạt, điều chỉnh của cá nhân để hòa nhập và thích nghi nhanh với sự thay đổi.

Triết lý giáo dục của Trường:

Triết lý giáo dục của Trường Đại học Hà Nội là học để chuyển đổi (learn to transform). Trường Đại học Hà Nội đào tạo người học có năng lực chuyên môn và các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết của thời đại, thực hành đổi mới sáng tạo và thích ứng linh hoạt, để phát triển bản thân và mang lại những thay đổi tích cực nơi người khác.

Mục tiêu giáo dục:

Trường Đại học Hà Nội đào tạo người học trở thành công dân có trách nhiệm, đề cao bản sắc dân tộc và giá trị con người Việt Nam khi hội nhập thế giới; có năng lực chuyên môn vững vàng, thành thạo ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, quản lý trong lĩnh vực được đào tạo, phục vụ nhu cầu xã hội. Có khả năng tự học và khát vọng nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và cách mạng khoa học công nghệ. Thực hành năng lực tổ chức và thích nghi với môi trường làm việc và môi trường sống xung quanh. Có năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phồn thịnh của quốc gia, dân tộc.

Slogan:

Trường Đại học Hà Nội lan toả thông điệp về giá trị phát triển thông qua khẩu hiệu hành động (slogan): HANU brings you to the world/HANU đưa sinh viên ra thế giới. Slogan này cũng chính là quan điểm, triết lý phát triển bền vững của Trường.

Đại học Hà Nội
                                                                         Đại học Hà Nội
Thông tin tuyển sinh 2024 (dự kiến).

1. Thời gian xét tuyển

  • Xét tuyển đợt 1: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.
  • Xét tuyển đợt bổ sung (nếu có): Theo quy định của Trường Đại học Hà Nội.

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam.
  • Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập thì Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho vào ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trong cả nước.

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển

  • Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.
  • Xét tuyển kết hợp theo quy định của Trường Đại học Hà Nội.
  • Xét tuyển dựa trên kết quả của kì thi tốt nghiệp THPT.

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT

  • Thí sinh có tổng điểm 03 môn thi Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ hoặc Toán, Vật lý, Tiếng Anh của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đạt 16 điểm trở lên (theo thang điểm 10, chưa nhân hệ số).

4.3. Chính sách ưu tiên và tuyển thẳng

  • Tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT.
  • Ưu tiên xét tuyển thẳng (dành cho các đối tượng thuộc diện tuyển thẳng nhưng không sử dụng quyền tuyển thẳng).
Điểm chuẩn Đại học Hà Nội các năm gần đây.
Ngành Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Công nghệ thông tin (dạy bằng tiếng Anh) 22,15 24,65 26,05 25,45
Quản trị kinh doanh (dạy bằng tiếng Anh) 31,10 33,20 35,92 33,55
Tài chính – Ngân hàng (dạy bằng tiếng Anh) 28,98 31,50 35,27 32,13
Kế toán (dạy bằng tiếng Anh) 28,65 31,48 35,12 32,27
Quốc tế học (dạy bằng tiếng Anh) 29,15 31,30 35,20 32,22
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (dạy bằng tiếng Anh) 32,20 33,27 35,60 32,70
Truyền thông doanh nghiệp (dạy bằng tiếng Pháp) 28,25 32,20 35,68 32,85
Ngôn ngữ Anh 33,23 34,82 36,75 35,55
Ngôn ngữ Nga 25,88 28,93 33,95 31,18
Ngôn ngữ Pháp 30,55 32,83 35,60 33,73
Ngôn ngữ Trung Quốc 32,97 34,63 37,07 35,92
Ngôn ngữ Trung Quốc – Chất lượng cao 31,70 34 36,42 35,10
Ngôn ngữ Đức 30,40 31,83 35,53 33,48
Ngôn ngữ Tây Ban Nha 29,60 31,73 35,30 32,77
Ngôn ngữ Bồ Đào Nha 20,03 27,83 33,40 30,32
Ngôn ngữ Italia 27,85 30,43 34,78 32,15
Ngôn ngữ Italia – Chất lượng cao 22,42 27,40 33,05 31,17
Ngôn ngữ Nhật 32,93 34,47 36,43 35,08
Ngôn ngữ Hàn Quốc 33,85 35,38 37,55 36,42
Ngôn ngữ Hàn Quốc – Chất lượng cao 32,15 33,93 36,47 34,73
Truyền thông đa phương tiện (dạy bằng tiếng Anh) 22,80 25,40 26,75 26,00
Marketing (dạy bằng tiếng Anh) 31,40 34,48 36,63 34,63
Nghiên cứu phát triển   24,38 33,85  
Công nghệ thông tin (dạy bằng tiếng Anh) – CLC   23,45 25,70 24,50
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (dạy bằng tiếng Anh) – CLC   24,95 34,55 32,10
Nghiên cứu phát triển (dạy bằng tiếng Anh)       32,22
Danh sách các ngành đào tạo
TT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn xét tuyển
Tham khảo
chỉ tiêu năm 2022
1 7220201 Ngôn ngữ Anh Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01) 300
2 7220202 Ngôn ngữ Nga Toán, Ngữ Văn, TIẾNG NGA (D02) hoặc TIẾNG ANH (D01) 150
3 7220203 Ngôn ngữ Pháp Toán, Ngữ văn, TIẾNG PHÁP (D03) hoặc TIẾNG ANH (D01) 120
4 7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc Toán, Ngữ Văn, TIẾNG TRUNG (D04) hoặc TIẾNG ANH (D01) 200
5 7220204 CLC Ngôn ngữ Trung Quốc – CLC Toán, Ngữ Văn, TIẾNG TRUNG (D04) hoặc TIẾNG ANH (D01) 100
6 7220205 Ngôn ngữ Đức Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01) hoặc TIẾNG ĐỨC (D05) 125
7 7220206 Ngôn ngữ Tây Ban Nha Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01) 100
8 7220207 Ngôn ngữ Bồ Đào Nha Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01) 60
9 7220208 Ngôn ngữ Italia Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01) 75
10 7220208 CLC Ngôn ngữ Italia – CLC Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01) 60
11 7220209 Ngôn ngữ Nhật Toán, Ngữ Văn, TIẾNG NHẬT (D06) hoặc TIẾNG ANH (D01) 175
12 7220210 Ngôn ngữ Hàn Quốc Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01) hoặc TIẾNG HÀN QUỐC (DD2) 100
13 7220210 CLC Ngôn ngữ Hàn Quốc – CLC Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01) hoặc TIẾNG HÀN QUỐC (DD2) 140
14 7310111 Nghiên cứu phát triển Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01) 50
15 7310601 Quốc tế học Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01) 125
16 7320104 Truyền thông đa phương tiện Toán, Ngữ Văn, tiếng Anh (D01) 75
17 7320109 Truyền thông doanh nghiệp Toán, Ngữ văn, TIẾNG PHÁP (D03) hoặc TIẾNG ANH (D01) 60
18 7340101 Quản trị Kinh doanh Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01) 100
19 7340115 Marketing Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01) 75
20 7340201 Tài chính – Ngân hàng Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01) 100
21 7340301 Kế toán Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01) 100
22 7480201 Công nghệ Thông tin Toán, Ngữ Văn, tiếng Anh (D01) Toán, Vật lý, tiếng Anh (A01) 200
23 7480201 CLC Công nghệ thông tin – CLC Toán, Ngữ Văn, tiếng Anh (D01) Toán, Vật lý, tiếng Anh (A01) 100
24 7810103 Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01) 100
25 7810103 CLC Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành – CLC Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01) 50
26 7220101 Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam Xét học bạ 300
Các chương trình đào tạo chính quy liên kết với nước ngoài
(hình thức xét tuyển: Học bạ và trình độ tiếng Anh)
27. Quản trị kinh doanh, chuyên ngành kép Marketing và Tài chính Đại học La Trobe (Australia) cấp bằng 100
28. Quản trị Du lịch và Lữ hành Đại học IMC Krems (Cộng hòa Áo) cấp bằng 60
29. Kế toán Ứng dụng Đại học Oxford Brookes (Vương quốc Anh) và Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA)cấp bằng 50
30. Cử nhân Kinh doanh ĐH Waikato (New Zealand) cấp bằng 30
Học phí của Đại học Hà Nội

Học phí áp dụng đối với sinh viên chính quy khóa 2022, cụ thể như sau:

– Nhóm dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ:

+ Các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương: 600.000 đ/tín chỉ.

+ Các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành, bổ trợ, dự án tốt nghiệp, thực tập và khóa luận tốt nghiệp:

  • 700.000 đ/tín chỉ (với ngành Truyền thông doanh nghiệp dạy bằng tiếng Pháp).
  • 750.000 đ/tín chỉ (với các ngành dạy bằng tiếng Anh).
  • 1.300.000 đ/tín chỉ (với CTĐT chất lượng cao ngành Công nghệ thông tin và ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành dạy bằng tiếng Anh).

– Nhóm ngành Ngôn ngữ:

+ Các học phần của CTĐT tiêu chuẩn và các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương và cơ sở ngành (dạy bằng tiếng Việt) của CTĐT chất lượng cao: 600.000 đ/tín chỉ.

+ Các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành (dạy bằng ngoại ngữ), ngành, chuyên ngành, thực tập và khóa luận tốt nghiệp của CTĐT chất lượng cao:

  • 770.000 đ/tín chỉ (với ngành Ngôn ngữ Italia).
  • 940.000 đ/tín chỉ (với ngành Ngôn ngữ Trung Quốc và Ngôn ngữ Hàn Quốc).

Ghi chú: Mức học phí được điều chỉnh từng năm học theo lộ trình điều chỉnh học phí của Chính phủ và tùy thuộc tình hình thực tế nhưng tăng không quá 15%/năm học (Thực hiện theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ).

II. Các ngành tuyển sinh 

[wp-review]