Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (LNH)
Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội (Xem bản đồ)Giới thiệu chung :
Trường Đại học Lâm nghiệp (Trường ĐHLN) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thành lập theo Quyết định số 127/CP ngày 19/8/1964 của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở tách Khoa Lâm nghiệp và Tổ Cơ giới khai thác Lâm nghiệp trong Trường Đại học Nông lâm (nay là Học Viện Nông nghiệp Việt Nam). Từ năm 1964 -1984, Trường đóng trên địa bàn 2 xã Bình Dương và An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Năm 1984, Trường chuyển về và đóng trên địa bàn thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Sứ mệnh:
– Là cơ sở giáo dục đại học hàng đầu về đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển, chuyển giao khoa học công nghệ về lĩnh vực lâm nghiệp, tài nguyên môi trường, kỹ thuật, công nghệ, kinh tế chính sách và quản lý, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tầm nhìn:
– Đến năm 2050, trở thành đại học đa ngành, định hướng nghiên cứu, ứng dụng đạt chất lượng đẳng cấp trong nước, khu vực và quốc tế; phát huy vị thế hàng đầu ở Việt Nam về đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và phát triển, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ và kinh tế chính sách; giữ vững vị trí hàng đầu trong lĩnh vực lâm nghiệp, tài nguyên môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai góp phần quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Mục tiêu chiến lược:
– Phát triển đào tạo và khoa học công nghệ theo hướng đa ngành, đa tầng, đa cấp độ và đa loại hình;
– Đổi mới quản trị đại học theo hướng tự chủ và hội nhập, tiếp tục giữ vững và phát huy vị thế hàng đầu của cả nước về lâm nghiệp, trở thành trường đại học theo định hướng nghiên cứu, ứng dụng và đạt chất lượng đẳng cấp trong nước, khu vực và quốc tế về lĩnh vực lâm nghiệp, tài nguyên môi trường, kỹ thuật, công nghệ, kinh tế chính sách, quản lý và phát triển nông thôn;
– Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt hàng đầu về lâm nghiệp và phát triển nông thôn.
Cơ sở vật chất :
Trường quản lý khu vực diện tích hơn 500ha, bao gồm:
Khuôn viên trường: Có diện tích 27 ha gồm các khu chính sau:
- Sáu tòa nhà giảng đường gồm 04 giảng đường cao tầng dành cho sinh viên học lý thuyết và 02 giảng đường lớn dành cho các cuộc hội thảo, chuyên đề khoa học.
- Tám dãy nhà cao tầng dành cho các phòng thí nghiệm, thực hành, thực tập.
- Một nhà bảo tàng mẫu vật động vật côn trùng rừng.
- Hai trung tâm thông tin khoa học, thư viện Lưu trữ 2017-03-05 tại Wayback Machine (thư viện truyền thống và thư viện điện tử).
Khu phục vụ đào tạo gồm:
- khu nghiên cứu thực nghiệm giống cây rừng, trung tâm thực nghiệm công nghệ sinh học, trung tâm thực nghiệm công nghiệp rừng, nhà kính,…
- Hội trường lớn G6 dành cho các hoạt động lớn.
- Khu nhà hành chính gồm 4 dãy nhà cao tầng phục vụ các hoạt động hành chính, trong đó có 1 nhà 6 tầng.
- Khu KTX sinh viên gồm 13 dãy nhà 3 và 4 tầng, và 1 dãy nhà 11 tầng (riêng KTX cho sinh viên Lào có 2 tầng), đủ chỗ ăn ở sinh hoạt cho hơn 3000 sinh viên.
- Khu nhà khách và ký túc xá dành cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh ngoại quốc.
- Khu vui chơi, giải trí dành cho sinh viên: 1 CLB sinh viên, Khu liên hợp thể thao gồm: 01 nhà thi đấu đa năng, 1 sân bóng đá cỏ nhân tạo, 2 sân thể dục thể thao đa năng, 2 bể bơi, 2 sân bóng chuyển, 4 phòng tập thể hình….
- Khu rừng thực nghiệm: Có diện tích hơn 100 ha.
- Khu rừng môi sinh: Có diện tích gần 400 ha.
Học phí của trường Đại học Lâm nghiệp là bao nhiêu?
Học phí trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam năm 2022 cụ thể như sau:
Chương trình đào tạo chuẩn: 276.000 đồng/tín chỉ ~ 9.000.000 đồng/năm học.
Chương trình tiên tiến (đào tạo bằng tiếng Anh): 2.200.000 đồng/tháng.
Dựa vào mức tăng học phí của những năm trở lại đây. Dự kiến mức học phí năm 2023 của trường Đại học Lâm nghiệp Việt nam sẽ tăng từ 5% đến 10% so với năm 2022. Tương đương đơn giá học phí của mỗi sinh viên sẽ dao động từ 10.000.000 VNĐ đến 14.000.000 VNĐ trong một năm học.
Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại trường :
Trong quá trình học tập, sinh viên được đào tạo và làm việc thêm tại các đơn vị sản xuất lâm nghiệp để vừa rèn luyện tay nghề đồng thời kiếm thêm thu nhập cho bản thân một cách thường xuyên.
Sinh viên còn được tham gia nghiên cứu khoa học để định hướng khởi nghiệp cho bản thân sau khi ra trường. Bên cạnh đó, hàng năm trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế có tuyển chọn từ 5 – 10 sinh viên đi thực tập và học tập nâng cao và hưởng lương một năm ở một số nước phát triển như Nhật Bản, Isarel…
Tốt nghiệp trường Đại học Lâm nghiệp có dễ xin việc không?
Trong thời kỳ hội nhập, ngành lâm nghiệp không chỉ đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế quốc gia tại Việt Nam mà có vai trò cốt lõi về điều tiết môi trường, nước, đa dạng sinh học trong nước và giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng như cân bằng sinh thái toàn cầu.
Trong bối cảnh như vậy, sinh viên đại học Lâm nghiệp sẽ có nhiều hơn cơ hội việc làm không chỉ là công việc lâm nghiệp thuần túy tại các Viện nghiên cứu, Viện điều tra, Sở Nông Nghiệp, Trung tâm Khuyến Nông, Công ty lâm nghiệp, Vườn Quốc gia, Ban quản lý rừng, Công ty chế biến và xuất khẩu lâm sản.