Đại học Việt – Đức (CS TP HCM)

Trường Đại học Việt Đức (tiếng Anh: Vietnamese–German University – VGU) là trường đại học công lập được thành lập ngày 1 tháng 9 năm 2008 theo Quyết định số 1196/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trường được thành lập trên cơ sở thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đức. Hiện tại, tất cả các chương trình ở Đại học Việt Đức (VGU) đều do hầu hết giáo sư từ các trường đối tác Đức giảng dạy và sinh viên sẽ nhận được văn bằng chính thức từ các trường đối tác Đức. Những chương trình hiện tại được chọn từ các ngành kỹ thuật mũi nhọn của Đức và được giảng hoàn toàn bằng tiếng Anh. Trong quá trình học, sinh viên sẽ được học môn tiếng Đức. Đối với một số ngành, những sinh viên đạt kết quả học tập xuất sắc có thể được chọn để học một thời gian ngắn tại Đức với mức học phí không đổi, hoặc được đài thọ làm thực tập ở Đức hoặc trong các công ty Đức ở Việt Nam.

Cơ cấu tổ chức

VGU theo mô hình đại học Đức về mặt học thuật và hành chánh.

Ban Điều hành trường

Hội đồng trường là cơ quan quan trọng nhất trong cơ cấu tổ chức của VGU. Hội đồng trường gồm 20 thành viên. Các thành viên được đề cử bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục đại học, nghiên cứu và nghệ thuật bang Hessen. Mỗi bộ đề cử 10 người làm thành viên của Hội đồng trường. Chủ tịch của Hội đồng trường là GS. TS. Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Ban Giám hiệu VGU gồm một Hiệu trưởng và bốn Hiệu phó. Mỗi Bộ sẽ đề cử hai Hiệu phó. Cơ cấu tổ chức của trường còn bao gồm Ban học thuật và cố vấn với 12 thành viên. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là GS. TS. Wolf Rieck, khi ấy là Hiệu trưởng của trường Đại học Khoa học ứng dụng Frankfurt, Đức. Hiện nay, GS.TS Tomas Benz đang đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Việt – Đức nhiệm kỳ 2018 – 2023.

Cơ cấu học thuật

Cơ cấu học thuật của VGU sẽ được phát triển song hành với sự phát triển chung của trường trong một vài năm tới. Dự kiến thành lập các trung tâm nghiên cứu đa ngành và các khoa đào tạo sau đại học.

Khuôn viên trường

  • Bình Dương: Đường Vành đai 4, Phường Thới Hoà, Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
  • Cơ sở VGU trong thành phố Hồ Chí Minh: Tầng 5, Tòa nhà Halo, số 10 Hoàng Diệu, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM.
Thông tin tuyển sinh 2024 (dự kiến).

1. Thời gian tuyển sinh

  • Nhận hồ sơ đến ngày 06/10/2023.
  • Trường có thể ngừng nhận hồ sơ và đóng đợt tuyển sinh bổ sung trước thời hạn dự kiến trong trường hợp đã tuyển đủ chỉ tiêu.

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh các trường THPT Việt Nam hoặc quốc tế đã tốt nghiệp THPT hoặc sẽ tốt nghiệp THPT trong năm tuyển sinh. Thí sinh cần đáp ứng các yêu cầu được tham gia tuyển sinh đại học quy định theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trong cả nước.

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển

  • Phương thức 1 – TestAS: trường tổ chức thi tuyển đầu vào bằng bài thi TestAS. (Thí sinh có thể nộp chứng chỉ TestAS phù hợp với ngành đào tạo để thay thế cho bài thi đầu vào của Trường.)
  • Phương thức 2 – Xét học bạ THPT: xét tuyển dựa trên kết quả học tập của bậc THPT đối với các thí sinh sẽ tốt nghiệp các trường THPT của Việt Nam trong năm tuyển sinh.
  • Phương thức 3 – Xét tuyển thẳng: đối với thí sinh có thành tích học tập xuất sắc, bao gồm các thí sinh đạt giải các cuộc thi học sinh giỏi bậc THPT cấp tỉnh/thành phố, cấp quốc gia hoặc thành viên đội tuyển trong các cuộc thi học sinh giỏi quốc tế.
  • Phương thức 4 – Chứng chỉ THPT quốc tế: xét tuyển đối với các thí sinh có bằng/chứng chỉ tốt nghiệp THPT quốc tế (IBD, AS/A-Level, IGCSE, WACE…) hoặc chứng chỉ của các bài thi năng lực quốc tế (SAT, TestAS…).
  • Phương thức 5 – Kết quả thi tốt nghiệp THPT: xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT

* Phương thức 2:  Xét tuyển Học bạ THPT

  • Chỉ áp dụng đối với thí sinh tốt nghiệp các trường THPT tại Việt Nam trong năm tuyển sinh.
  • Xét tuyển dựa trên học bạ/bảng điểm bậc THPT (lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12), tổng điểm trung bình được xác định từ điểm trung bình của 05 môn học: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (thường là tiếng Anh) và 02 môn tự chọn. Thí sinh có thể lựa chọn 02 môn tự chọn trong các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Lịch sử và Địa lý.
  • Điểm nhận hồ sơ xét tuyển đối với các ngành Kiến trúc (ARC), Quản trị kinh doanh (BBA), Tài chính và Kế toán (BFA), Kỹ thuật điện và máy tính (ECE), Kỹ thuật cơ khí (MEN): 7.5
  • Điểm nhận hồ sơ xét tuyển đối với ngành Khoa học máy tính (CSE): 8.0
  • Điểm nhận hồ sơ xét tuyển đối với ngành Kỹ thuật xây dựng (BCE): 7.0

* Phương thức 3: Xét tuyển thẳng

  • Xét tuyển thẳng thí sinh có thành tích học tập xuất sắc: thành viên đội tuyển quốc gia tham dự kỳ thi Olympic quốc tế; đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi bậc THPT cấp quốc gia hoặc tỉnh/thành phố; đạt giải cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế hoặc quốc gia.
  • Thí sinh là học sinh của một trong các trường THPT được ưu tiên xét tuyển (Phụ lục 4 Quy chế tuyển sinh đại học) và đáp ứng đồng thời:
    • Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế ít nhất tương đương IELTS học thuật 6.0; và
    • Tổng điểm trung bình 05 môn đạt ít nhất 8.50 (theo công thức áp dụng cho Phương thức 2).

* Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên chứng chỉ/ bằng tốt nghiệp THPT quốc tế

  • Thí sinh có các chứng chỉ/ bằng tốt nghiệp THPT quốc tế (IBD, A-Level kết hợp với AS-Level hoặc IGCSE, WACE…); hoặc chứng chỉ bài thi năng lực quốc tế (TestAS, SAT, ACT);
  • Bằng tốt nghiệp THPT quốc tế được công nhận theo danh sách do VGU quy định (Phụ lục 3 Quy chế tuyển sinh đại học).

* Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT

  •  Xét tổng điểm của 3 môn thi theo tổ hợp môn dựa trên kết quả thi THPT.
Điểm chuẩn Đại học Việt – Đức (CS TP HCM) các năm gần đây.

Điểm chuẩn của trường Đại học Việt – Đức (Cơ sở TP. HCM) như sau:

Ngành Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Xét theo học bạ Xét theo KQ thi THPT Xét theo KQ thi THPT
Khoa học máy tính 21 21 23 8,0 23 22,00
Kỹ thuật điện và công nghệ thông tin 21        
Kỹ thuật cơ khí 21 21 21 7,5 21 20,00
Tài chính và kế toán 20 20 20 7,5 20 20,00
Quản trị kinh doanh 20 20 20 7,5 20 20,00
Kiến trúc 20 20 20 7,5 20 20,00
Kỹ thuật xây dựng 20 20 19 7,0 18 18,00
Kỹ thuật điện và máy tính   21 21 7,5 21 20,00
Danh sách các ngành đào tạo
STT Ngành học Mã ngành Tổ hợp xét tuyển Chỉ tiêu
1 Quản trị kinh doanh (BBA) 7340101 D01 (Toán, Văn, Anh)

D03 (Toán, Văn, Pháp)

D05 (Toán, Văn, Đức)

A00 (Toán, Lý, Hóa)

A01 (Toán, Lý, Anh)

140
2 Tài chính và Kế toán (BFA) 7340202 D01 (Toán, Văn, Anh)

D03 (Toán, Văn, Pháp)

D05 (Toán, Văn, Đức)
A00 (Toán, Lý, Hóa)

A01 (Toán, Lý, Anh)

90
3 Khoa học máy tính (CSE) 7480101 A00 (Toán, Lý, Hóa)

A01 (Toán, Lý, Anh)

D07 (Toán, Hóa, Anh)

220
4 Kỹ thuật cơ khí (MEN) 7520103 A00 (Toán, Lý, Hóa)

A01 (Toán, Lý, Anh)

D07 (Toán, Hóa, Anh)

85
5 Kỹ thuật điện và máy tính (ECE) 7520208 A00 (Toán, Lý, Hóa)

A01 (Toán, Lý, Anh)

D07 (Toán, Hóa, Anh)

110
6 Kiến trúc (ARC) 7580101 A00 (Toán, Lý, Hóa)

A01 (Toán, Lý, Anh)

V00 (Toán, Lý, Vẽ Mỹ thuật)

V02 (Toán, Anh, Vẽ Mỹ thuật)

90
7 Kỹ thuật xây dựng (BCE) 7580201 A00 (Toán, Lý, Hóa)

A01 (Toán, Lý, Anh)

D07 (Toán, Hóa, Anh)

20
Học phí của Đại học Việt – Đức (CS TP HCM)

Học phí áp dụng cho sinh viên/ học viên chính quy:

Chương trình đào tạo  Degree Học phí áp dụng cho sinh viên Việt Nam (VND) Học phí áp dụng cho sinh viên quốc tế (VND)
Kỹ thuật điện và máy tính (ECE) BEng 39.900.000 59.850.000
Quản trị kinh doanh (BBA) BSc 42.550.000 63.825.000
Tài chính và Kế toán (BFA) BSc 42.550.000 63.825.000
Kỹ thuật cơ khí (MEN) BSc 39.900.000 59.850.000
Khoa học máy tính (CSE) BSc 39.900.000 59.850.000
Kỹ thuật xây dựng (BCE) BSc 39.900.000 59.850.000
Kiến trúc (ARC) BA 39.900.000 59.850.000
[wp-review]