Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

Giới thiệu chung :

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (trước đây gọi là Nhạc viện Hà Nội) được thành lập từ năm 1956, với ba chức năng chính là Đào tạo, Nghiên cứu khoa học và Biểu diễn âm nhạc. Trường là một trong những trung tâm âm nhạc lớn, có uy tín của Việt Nam và khu vực.

Lịch sử phát triển :

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam được thành lập năm 1956, tiền thân là Trường Âm nhạc Việt Nam. Năm 1982, đổi tên thành Nhạc viện Hà Nội. Năm 2008 được Chính phủ đổi tên thành Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Mục tiêu phát triển :

Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam phát triển các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trên lĩnh vực âm nhạc. Từng bước đẩy mạnh các hoạt động triển khai nghiên cứu khoa học gắn liền với hoạt động biểu diễn. Học viện trở thành trung tâm đào tạo âm nhạc có uy tín trong khu vực, đủ năng lực để hội nhập quốc tế.

Mục tiêu chính và tất yếu của nhà trường là nghiên cứu và là cơ sở đào tạo, và biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp hàng đầu của cả nước; tham gia vào việc định hướng, giáo dục nhằm nâng cao đời sống âm nhạc cho toàn xã hội; góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Vì sao nên theo học tại trường VNAM ?

Đội ngũ cán bộ :

Học viện đầu tư đào tạo các giảng viên của trường. Đây đều được xem là những người có bề dày về kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực âm nhạc.

Cơ sở vật chất :

Nhà trường vẫn đang hoàn thiện và tu sửa thêm nhiều cơ sở hạ tầng. Có nhiều phòng và dụng cụ thực hành trực tiếp giúp hỗ trợ rất tốt cho sinh viên không chỉ nắm giữ về lý thuyết mà còn mạnh về thực hành.

Học phí của Học viện là bao nhiêu ?

Với chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy chương trình đào tạo ngày càng chuyên nghiệp hơn. Học phí của trường cũng phần nào được thay đổi, cụ thể: Từ 11.000.000 – 12.000.000 VNĐ/sinh viên/năm học (tùy từng chuyên ngành).

Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.000.000 VND/học kỳ so với năm học trước đó.

Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại trường :

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam là cơ sở đào tạo, nghiên cứu và biểu diễn chuyên nghiệp hàng đầu của cả nước; tham gia vào việc định hướng, giáo dục nhằm nâng cao đời sống cho toàn xã hội; góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với sứ mệnh trở thành trung tâm đào tạo âm nhạc có uy tín trong khu vực, đủ năng lực để hội nhập quốc tế.

Sinh viên được theo học tại học viện sẽ được mệnh danh là sinh viên trường Âm nhạc đào tạo tốt nhất cả nước.

Tốt nghiệp trường Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam có dễ xin việc không?

Các sinh viên ngành Âm nhạc tốt nghiệp học viện được khảo sát gần như 100% sinh viên đều có việc làm và làm đúng ngành nghề. Là một điều đáng mừng với các sinh viên đang theo học tại VNAM.

 

 

<yoastmark class=

Thông tin tuyển sinh 2024 (dự kiến).

1. Thời gian tuyển sinh

  • Thời gian thi tuyển sinh: Ngày 13 14/07/2022.
  • Thời gian nhận hồ (dự kiến): Từ ngày 16/05/2022 đến hết ngày 30/06/2022.

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Tốt nghiệp Trung cấp âm nhạc hoặc có trình độ tương đương hệ trung cấp âm nhạc.
  • Tốt nghiệp THPT (Theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặctốt nghiệp THPT của nước ngoài đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam.

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trên cả nước.

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển

Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tổ chức tuyển sinh bằng phương thức Xét tuyển;Kết hợp thi tuyển và xét tuyển;

  • Phương thức thi kết hợp xét tuyển
  • Thi môn Cơ sở và môn Cơ bản, kết hợp xét tuyển môn Ngữ văn (Môn Cơ sở: Chuyên môn chính; Môn Cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp).

Xét tuyển môn Ngữ văn xét tuyển dựa trên một trong các kết quả sau:

  • Điểm trung bình chung môn Ngữ văn trong học bạ (theo quy định của Bộ) của 3 năm học THPT
  • Điểm trung bình chung môn Ngữ văn trong 3 năm học cuối trung cấp (theo quy định của Bộ) của chương trình Văn hoá phổ thông hệ TCCN
  • Điểm thi môn Ngữ văn (theo quy định của Bộ) trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.

Lưu ý: Thí sinh bắt buộc phải chọn và đăng ký một trong 3 hình thức xét tuyển môn ngữ văn trên. Dự kiến điểm trúng tuyển và cách tính điểm.

– Điểm Chuyên ngành: Hội đồng tuyển sinh quyết định căn cứ kết quả tuyến sinh.

– Điểm trung bình chung Kiến thức âm nhạc tổng hợp: từ 5,00 điểm trở lên. Cách tính điểm:

+ Điểm Chuyên ngành: Hội đồng chấm điểm độc lập và lấy điểm trung bình chung. Điểm Kiến thức âm nhạc tổng hợp: tính tổng các điểm thành phần (không có điểm thành phần bị điểm liệt).

+ Phương thức Xét tuyển: theo đề án đối với các thí sinh tốt nghiệp hệ TCCN tại Học viện ANQGVN và đã tốt nghiệp THPT. Trong đó: ngành Piano điểm tốt nghiệp chuyên ngành từ 9.5điểm trở lên; Tất cả các ngành còn lại điểm tốt nghiệp chuyên ngành từ 9.0 điểm trở lên. Điểm tốt nghiệp các môn thuộc khối Kiến thức âm nhạc bao gồm: Lý thuyết âm nhạc, Hoà âm, Trích giảng âm nhạc, Hình thức âm nhạc, Ký xướng âm, Piano cơ bản (LSC) từ 7.0 điểm trở lên.

 

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT

 

– Các thí sinh trước hết phải đủ điều kiện: Tốt nghiệp Trung cấp âm nhạc hoặc có trình độ tương đương Trung cấp âm nhạc. Tốt nghiệp THPT; Bổ túc THPT.

– Điều kiện xét tuyển môn Ngữ văn: Từ 5,0 điểm trở lên (trường hợp đặc biệt sẽ do Hội đồng tuyển sinh xin ý kiến chỉ đạo của Bộ để quyết định), xét tuyển dựa trên mộttrong các kết quả sau:

  • Điểm trung bình chung môn Ngữ văn trong học bạ (theo quy định của Bộ) của 3 năm học THPT.
  • Điểm trung bình chung môn Ngữ văn trong 3 năm học cuối trung cấp (theo quy định của Bộ) của chương trình Văn hoá phổ thông hệ TCCN.
  • Điểm thi môn Ngữ văn (theo quy định của Bộ) trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.

4.3. Chính sách ưu tiên: Xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển

  • Chính sách ưu tiên theo khu vực, đối tượng được thực hiện theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.
  • Thực hiện chế độ tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đề án của Học viện đã được phê duyệt.
Điểm chuẩn Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam các năm gần đây.

Điểm chuẩn của trường Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam như sau:

Ngành Điểm trúng tuyển năm 2018
Âm nhạc học 17.6
Sáng tác âm nhạc 17.6
Chỉ huy 17.6
Thanh nhạc 17.6
Piano 17.6
Biểu diễn nhạc cụ phương Tây 17.6
Biểu diễn nhạc cụ truyền thống 17.6
Nhạc Jazz 17.6
Danh sách các ngành đào tạo
Tên ngành
Mã ngành
Tổ hợp môn thi kết hợp xét tuyển Chỉ tiêu
Môn dùng để xét tuyển Môn thi
Âm nhạc học 7210201 Ngữ văn 1. Môn cơ sở: Chuyên ngành (viết tiểu luận).
2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc và Ghi âm).
+ Piano cơ bản.
Sáng tác âm nhạc 7210203 Ngữ văn 1. Môn cơ sở: Viết sáng tác.
2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc và Ghi âm).
+ Piano cơ bản.
Chỉ huy

(02 Chuyên ngành)

7210204 Ngữ văn 1. Môn cơ sở: Chỉ huy
2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc và Ghi âm)
+ Piano cơ bản.
Thanh nhạc 7210205 Ngữ văn 1. Môn cơ sở: Biểu diễn Thanh nhạc
2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc và Ghi âm).
Piano 7210207 Ngữ văn 1. Môn cơ sở: Biểu diễn Piano
2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc).
Biểu diễn nhạc cụ phương Tây

(16 Chuyên ngành)

7210208 Ngữ văn 1. Môn cơ sở: Biểu diễn nhạc cụ
2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc).
Nhạc Jazz

(05 Chuyên ngành)

7210209 Ngữ văn 1. Môn cơ sở: Biểu diễn nhạc cụ
2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc).
Biểu diễn nhạc cụ truyền thống

(07 Chuyên ngành)

7210210 Ngữ văn 1. Môn cơ sở: Biểu diễn nhạc cụ
2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc).
Học phí của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
  • Học phí hệ đại học chính quy: Từ 10.400.000 – 11.700.000 VNĐ/sinh viên/năm học (tùy từng chuyên ngành).
[wp-review]