Học viện Biên phòng

Giới thiệu chung

Trải qua hơn 55 năm xây dựng và phát triển, Học viện Biên phòng đã đào tạo nhiều lớp thế hệ nhân tài phục vụ cho đất nước, đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành quản lý biên giới và quản lí cửa khẩu. Ngôi trường được thành lập ngày 20/5/1963 với nhiệm vụ là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học của lực lượng Bộ đội biên phòng, là đơn vị thường trực sẵn sàng chiến đấu của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.

Nhiệm vụ :
Học viện Biên phòng có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Biên phòng cấp phân đội và chiến thuật; Đào tạo các chức danh cán bộ như: Chỉ huy đồn Biên phòng, chỉ huy Biên phòng cấp tỉnh, thành phố và tập huấn, bồi dưỡng cán bộ Biên phòng các cấp. Nhiều thế hệ xuất sắc của đất nước đã được chắp cánh tại đây mở ra một môi trường đáng tin cậy để học tập mà nhiều sinh viên mong muốn được gắn bó.

Chất lượng đào tạo :
Chương trình học tập của Trường đều thiết thực và được thực hành thực tế nhằm tạo điều kiện để sinh viên được tiếp xúc, rèn luyện và phát huy những thế mạnh của mình, không những thế trường còn đào tạo sinh viên hình thành trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, rèn luyện tư cách đạo đức để phục cho đất nước và tương lai sau này.

Các khoa của trường bao gồm: Khoa Trinh sát, Khoa Biên phòng, Khoa lý luận Mác – Lê nin, Khoa Quân sự, Khoa Chiến thuật, Khoa Võ thuật – Đặc nhiệm và Khoa Khoa học cơ bản cùng 02 hệ đào tạo: Hệ đào tạo Sau Đại học và Hệ Quản lý học viên Quốc Tế, Khoa Phòng, chống ma túy và tội phạm, Khoa Cửa khẩu, Khoa Pháp luật, Khoa Công tác đảng, công tác chính trị,4 tiểu đoàn quản lý học viên và 1 Trung tâm huấn luyện thực hành.

Học phí

Trường thuộc khối quân đội nên sinh viên của trường trong suốt quá trình học tập không phải đóng học phí. Đối với những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn thì đây là một lựa chọn không nên bỏ lỡ.

Thành tựu

Hơn 55 năm xây dựng và trường thành, Trường đã có những thành tích đáng kể được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý như:

+ Lẵng hoa của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1968

+ Lẵng hoa của Chủ tịch Tôn Đức Thắng năm 1970

+ 1 Huân chương lao động hạng 3 năm 1970

+ Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ năm 2011

+ 1 Huân Chương Quân Công hạng nhất, 4 Huân chương Quân công hạng nhì, 1 Huân chương Quân công hạng ba

+ 2 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng nhì

Và còn rất nhiều phần thưởng cao quý khác do các Bộ, ngành trao tặng.

Học viện Biên phòng
Học viện Biên phòng
Thông tin tuyển sinh 2024 (dự kiến).

1. Thời gian và hồ sơ tuyển sinh

  • Thời gian đăng ký sơ tuyển tại Ban Tuyển sinh quân sự các địa phương, đơn vị: .
  • Thời gian đăng ký dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Thời gian xét tuyển đại học năm 2022: Theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Quốc phòng.
  • Địa điểm nhận hồ sơ đăng ký:
    •  Đăng ký sơ tuyển: Đối với thí sinh là thanh niên ngoài quân đội đăng ký sơ tuyển tại Ban CHQS huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; thí sinh là quân nhân tại ngũ đăng ký sơ tuyển tại đơn vị cấp trung đoàn hoặc tương đương (gọi chung là cấp trung đoàn).
    • Đăng ký thi tuyển: Theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ 12 tháng trở lên (tính đến thời điểm xét tuyển); Quân nhân chuyên nghiệp; Công nhân viên quốc phòng phục vụ đủ 12 tháng trở lên (tính đến thời điểm xét tuyển).
  • Nam thanh niên ngoài Quân đội (kể cả quân nhân đã xuất ngũ) số lượng đăng ký xét tuyển không hạn chế.

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh thí sinh nam trong cả nước; trong đó có phân chia tỉ lệ theo hộ khẩu thường trú: Thí sinh có hộ khẩu thường trú ở khu vực phía Bắc (tính từ Quảng Bình trở ra); thí sinh có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh phía Nam, được xác định theo từng quân khu, đó là: Quân khu 4 (Gồm 02 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế), Quân khu 5, Quân khu 7 và Quân khu 9.

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển

  • Xét tuyển trên cơ sơ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển

a) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

Trên cơ sở phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022, Học viện xây dựng phương án ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ đội Biên phòng và Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng. Khi có quyết định phê duyệt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng, Học viện sẽ đăng thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và Website của Học viện.

b) Điều kiện nhận hồ sơ Đăng ký xét tuyển

– Học viện chỉ tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của các thí sinh đã qua sơ tuyển, nộp hồ sơ sơ tuyển và được gửi thông báo đủ tiêu chuẩn sơ tuyển theo quy định của Bộ Quốc phòng. Đồng thời, thí sinh phải tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo các môn thi phù hợp với tổ hợp các môn xét tuyển năm 2022 của Học viện Biên phòng.

– Trong xét tuyển đợt 1: Học viện chỉ xét tuyển vào hệ đào tạo đại học quân sự đối với các thí sinh đã qua sơ tuyển và đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (Nguyện vọng cao nhất) vào Học viện; các nguyện vọng còn lại thí sinh đăng ký vào các trường ngoài Quân đội hoặc hệ dân sự của các trường trong Quân đội; nếu thí sinh không đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (Nguyện vọng cao nhất), sẽ không được tham gia xét tuyển.

– Thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 (Nguyện vọng cao nhất) vào Học viện, sẽ được xét tuyển các nguyện vọng kế tiếp vào các trường ngoài Quân đội hoặc hệ dân sự của các trường trong Quân đội theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng thí sinh đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.

4.3. Chính sách ưu tiên và xét tuyển thẳng

a. Chính sách ưu tiên đối tượng

  • Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh: Thực hiện theo quy định của Bộ GD & ĐT năm 2022.

b. Chính sách ưu tiên theo khu vực

  • Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh: Thực hiện theo quy định của Bộ GD & ĐT năm 2022.

c. Chính sách ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng

– Đối tượng ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng: Thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT và Bộ Quốc phòng.

– Chỉ tiêu và phương thức xét tuyển thẳng vào Học viện thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng. Các quy định cụ thể về chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, thí sinh cần tới Ban TSQS đơn vị (Đối với quân nhân); Ban TSQS quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (Đối với thanh niên ngoài Quân đội), để được hướng dẫn chi tiết khi kê khai hồ sơ đăng ký sơ tuyển.

Điểm chuẩn Học viện Biên phòng các năm gần đây.

Điểm chuẩn của Học viện Biên phòng như sau:

Ngành Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Ngành Biên phòng
* Tổ hợp A01
Thí sinh miền Bắc 21,85 24,70 – Tuyển thẳng HSG bậc THPT: 25,50

– Xét tuyển KQ thi THPT: 26,35

– Xét tuyển HSG bậc THPT: 26,05

– Xét tuyển KQ thi THPT: 19,80

Thí sinh Quân khu 4 23,45 27 24,15 Xét KQ thi THPT: 26,70
Thí sinh Quân khu 5 19,3 25,40 24,50 Xét KQ thi THPT: 24,00
Thí sinh Quân khu 7 22,65 20,40 – Tuyển thẳng HSG bậc THPT: 24,80

– Xét tuyển từ KQ thi THPT: 25,00

– Xét tuyển từ điểm học bạ THPT: 28,52

– Xét tuyển HSG bậc THPT: 24,60

– Xét tuyển KQ thi THPT: 23,50

Thí sinh Quân khu 9 20,55 22,25 – Xét tuyển từ KQ thi THPT: 24,85

– Xét tuyển từ điểm học bạ THPT: 28,51

 

Xét KQ thi THPT: 24,50
* Tổ hợp C00
Thí sinh miền Bắc 26,5 28,50 Tuyển thẳng HSG bậc THPT: 25,00

– Xét tuyển từ KQ thi THPT: 28,50

– Xét tuyển HSG bậc THPT: 28,00

– Xét tuyển KQ thi THPT: 28,75

Thí sinh Quân khu 4 25,0 27 27,25 Xét KQ thi THPT: 28,00
Thí sinh Quân khu 5 24,75 27 – Xét tuyển từ KQ thi THPT: 27,50

– Xét tuyển từ điểm học bạ THPT: 23,15

 

Xét KQ thi THPT: 25,75
Thí sinh Quân khu 7 24 26,25 – Xét tuyển từ KQ thi THPT: 27,00

– Xét tuyển từ điểm học bạ THPT: 22,68

 

Xét KQ thi THPT: 25,75
Thí sinh Quân khu 9 25 27,50 – Xét tuyển từ KQ thi THPT: 26,25

– Xét tuyển từ điểm học bạ THPT: 24,13

Xét KQ thi THPT: 26,75
Ngành Luật
* Tổ hợp A01
Thí sinh miền Bắc 23,15      
Thí sinh Quân khu 4 23,65      
Thí sinh Quân khu 5 18,9
Thí sinh Quân khu 7 16,25      
Thí sinh Quân khu 9 17,75      
* Tổ hợp C00
Thí sinh miền Bắc 26,75   27,25 Xét KQ thi THPT: 28,25
Thí sinh Quân khu 4 20,5    

– Xét tuyển từ KQ thi THPT: 26,25

 

Miền Nam:

Xét KQ thi THPT: 26,75

Danh sách các ngành đào tạo
Ngành học Mã ngành Tổ hợp xét tuyển Chỉ tiêu
Đào tạo đại học quân sự      
1. Ngành Biên phòng 7860214 1. Văn, Sử, Địa

2. Toán, Lý, tiếng Anh

302
– Thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Bắc 136
+ Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp C00 109
+ Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp A01 27
– Thí sinh có hộ khẩu thường trú ở QK4 (Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế) 12
+ Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp C00 10
+ Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp A01 02
– Thí sinh có hộ khẩu thường trú ở QK5 42
+ Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp C00 34
+ Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp A01 08
– Thí sinh có hộ khẩu thường trú ở QK7 51
+ Thí sinh tổ hợp C00 41
+ Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp A01 10
– Thí sinh có hộ khẩu thường trú ở QK9 61
+ Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp C00 49
+ Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp A01 12
2. Ngành Luật 7380101 Văn, Sử, Địa 20
– Thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Bắc 14
– Thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Nam 06
Học phí của Học viện Biên phòng
  • Học viên không phải đóng học phí trong quá trình học tập.
[wp-review]