Giới thiệu chung :

Học viện Dân tộc là cơ sở nghiên cứu khoa học, giáo dục công lập trực thuộc Ủy ban Dân tộc, hoạt động theo Điều lệ trường đại học. Học viện có chức năng nghiên cứu về công tác dân tộc, chiến lược và các chính sách dân tộc, đào tạo trình độ đại học, sau đại học, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số và cán bộ cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đồng thời, bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Mục tiêu và sứ mệnh:

Học viện Dân tộc với mục tiêu nghiên cứu về công tác Dân tộc đào tạo trình độ đại học, sau đại học. Góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số; cán bộ cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đồng thời, bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị; người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Lịch sử phát triển :

Học viện dân tộc năm 2016 theo Quyết định số 1562/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Viện Dân tộc và Trường Cán bộ Dân tộc. Trường có tiền thân là Viện Dân tộc và Trường Cán bộ Dân tộc đã trải qua một chặng đường dài gần 20 năm phát triển và không ngừng đổi mới.

Hiện nay, Học viện đang tiến hành xây dựng và lập đề án đào tạo các hệ dự bị đại học, đại học và sau đại học; thực hiện các hoạt động bồi dưỡng công chức, viên chức.

Vì sao nên theo học tại trường Học viện Dân tộc?

Đội ngũ cán bộ :

Đội ngũ cán bộ của trường được đào tạo xuất sắc trên mọi lĩnh vực.

Đội ngũ giảng viên chiếm tỷ lệ ít nhất 65%.
Cán bộ trẻ: Dưới 40 tuổi đạt ít nhất 15%, 40 – 50 tuổi đạt khoảng 55 – 60 %, trên 50 tuổi: từ 20 – 30%.
Cán bộ là người dân tộc thiểu số đạt ít nhất 30%.
Ngạch, bậc: giảng viên cao cấp và tương đương ít nhất 10%, giảng viên chính và tương đương ít nhất 50%.

Cơ sở vật chất :

Cơ sở vật chất của Học viện được đẩy mạnh gồm:

05 khoa chuyên môn;
07 phòng chức năng;
08 tổ chức nghiên cứu phát triển và đơn vị sự nghiệp trực thuộc gồm có 02 Viện nghiên cứu, 04 Trung tâm và 01 Tạp chí.

Học phí của Học viện Dân tộc là bao nhiêu?

Các bạn có thể tham khảo học phí của những năm trước như sau:

Theo đề án tuyển sinh năm 2022, mức học phí của học viện đã tăng lên so với năm trước nhưng không quá cao.
Học phí năm học 2021: 240.000 vnđ/tín chỉ
Học phí năm học 2022: 270.000 vnđ/tín chỉ
Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.000.000 VND/học kỳ so với năm học trước đó.

Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường :

Trường luôn tạo cơ hội tốt nhất cho sinh viên khi được đào tạo tại trường, giảng viên luôn giúp đỡ các bạn học hỏi, đưa lý thuyết vào thực tiễn. Luôn hợp tác với các doanh nghiệp địa phương để giúp đỡ các em tìm kiếm việc làm khi ra trường.

Tốt nghiệp trường Học viện Dân tộc có dễ xin việc không?
Nhà trường thường tổ chức các ngày hội việc làm nhằm tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên sắp ra trường có cơ hội tiếp cận với các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng để tìm việc làm và định hướng việc làm trong tương lai. Vì vậy sinh viên tốt nghiệp Học viện Dân tộc có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm phù hợp với ngành nghề của mình.

Học viện Dân tộc
                                                                       Học viện Dân tộc
0/10
Nhận xét từ người dùng 0/10 (0 reviews)
Back to Top