Học viện Phụ nữ Việt Nam

Giới thiệu chung :

Học viện Phụ nữ Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học công lập được thành lập theo Quyết định 1558/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.Kế thừa sự phát triển lịch sử 60 năm với tên gọi cũ là Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương, Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, cán bộ nữ cho hệ thống chính trị. Cùng với đó, trường cũng là cơ sở giáo dục tham gia đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao (đại học, sau đại học), có chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội.

Chương trình đào tạo :

Chương trình đào tạo đại học các chuyên ngành:

1. Quản trị kinh doanh (Marketing & Thương mại điện tử; Tài chính & đầu tư; Tổ chức & nhân lực)

2. Công tác xã hội

3. Giới và Phát triển

4. Luật (Luật hành chính; Luật dân sự)

5. Luật kinh tế

6. Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Quản trị lữ hành; Quản trị khách sạn)

7. Kinh tế (Kinh tế quốc tế; Kinh tế đầu tư)

8. Tâm lý học (Tham vấn – Trị liệu; Tâm lý ứng dụng trong hôn nhân gia đình)

9..Truyền thông đa phương tiện (Thiết kế đa phương tiện; Báo chí đa phương tiện)

10 Công nghệ thông tin

11.. Xã hội học

Chương trình đào tạo Thạc sĩ các chuyên ngành:

  • Công tác xã hội
  •  Quản trị kinh doanh
  • Chương trình trung cấp Công tác Phụ nữ, Chính trị – Hành chính
  • Các chương trình hợp tác liên kết đào tạo cử nhân: các ngành Xã hội học, Khoa học quản lý
  • Các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn bao gồm bồi dưỡng nghiệp vụ công tác phụ nữ và các chuyên đề khác

Vì sao nên theo học tại trường Học viện Phụ nữ Việt Nam?

Đội ngũ cán bộ ;

Đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ giáo viên và công nhân viên của Trường cũng không ngừng được xây dựng, củng cố và phát triển. Trường đã thành lập thêm Phòng Tổ chức – Giáo vụ. Trình độ của đội ngũ cán bộ, giảng viên trường đã nâng lên vượt trội so với trước.

Cơ sở vật chất :

Học viện Phụ nữ Việt Nam đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, khu giảng đường của trường rộng trên 1000m2, trang thiết bị đầy đủ với trên 80 máy tính và máy chiếu và thư viện hơn 10.500 cuốn các loại.

Học phí của Học viện Phụ nữ là bao nhiêu?

Học viện Phụ nữ Việt Nam đào tạo theo hình thức tín chỉ vậy nên sẽ có những mức học phí tùy vào số tín chỉ mà học sinh đăng ký.

Theo Đề án tuyển sinh của Học viện, năm học 2022 – 2023 học phí của trường từ: 318.000 VND- 400.000VNĐ/tín chỉ tùy ngành.

Nếu tính mỗi năm 35 tín chỉ, trung bình học phí từ 11,2 đến 13 triệu đồng/năm. Học phí ngành Quản trị kinh doanh hệ chất lượng cao và liên kết quốc tế sẽ có thông báo sau.

Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.000.000 VND/học kỳ so với năm học trước đó.

Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại trường :

Sinh viên trường Học Viện Phụ Nữ Việt Nam sẽ được tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khoá mà trường tổ chức. Mỗi hoạt động đều hướng đến khơi dậy và phát triển các khả năng tiềm ẩn của sinh viên, Học viện là môi trường để “mài ngọc thô trở nên tỏa sáng rực rỡ”.

Tốt nghiệp trường Học viện Phụ nữ Việt Nam có dễ xin việc không?

Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam cho biết, hiện học viện xây dựng mô hình giúp các sinh viên ra trường chủ động về việc làm. Sinh viên tốt nghiệp ngoài làm cho các tổ chức còn có thể tự khởi nghiệp. Do đó, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên được đào tạo kỹ năng, kiến thức cần thiết để khi ra trường có thể khởi nghiệp.

Bản thân các sinh viên Công tác xã hội, Giới và phát triển, Tâm lý học nếu học tốt, tích lũy kinh nghiệm một thời gian thì có thể tự mở các trung tâm để hỗ trợ công tác xã hội cho cộng đồng. Theo thống kê mới nhất tại học viện, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường đạt 60-70%.

Thông tin tuyển sinh 2024 (dự kiến).

1. Thời gian xét tuyển

– Xét tuyển học bạ: Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển sớm đợt 1: Từ ngày 01/3/2023 đến ngày 31/3/2023.

– Xét tuyển kết quả thi THPT: Theo lịch chung của Bộ GD&ĐT.

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trên cả nước.

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển

  • Phương thức 1: Xét tuyển thẳng (mã 301).
  • Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 (mã 100).
  • Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (học bạ). (Mã 200)
  • Phương thức 4: Xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 với Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế (mã 409).
  • Phương thức 5 – Xét tuyển kết hợp kết quả học tập THPT (học bạ) với Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế (mã 410).

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện ĐKXT

– Phương thức 1: Xét tuyển thẳng

  • Đang cập nhật

– Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

  • Đối với ngành Công nghệ thông tin, điểm thi môn Toán trong các tổ hợp đăng ký xét tuyển phải >= 5.0.
  • Đối với ngành Quản trị kinh doanh, Quản trị kinh doanh hệ Chất lượng cao, Quản trị kinh doanh hệ Liên kết quốc tế, thí sinh phải trúng tuyển ngành Quản trị kinh doanh.
  • Học viện sẽ công bố ngưỡng điểm nhận hồ sơ bằng điểm thi tốt nghiệp THPT cho từng ngành học.

– Phương thức 3: Xét tuyển theo học bạ THPT.

  • Đối với các đợt xét tuyển sớm và chưa biết điểm tổng kết học kỳ 2 lớp 12: Thí sinh đạt hạnh kiểm Tốt học kỳ 1 và có tổng điểm trung bình chung học tập 03 môn của học kỳ 1 thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển của học viện phải >= 18 điểm (không bao gồm điểm ưu tiên) và đạt các điều kiện xét tuyển chung. Tất cả các thí sinh tốt nghiệp từ năm 2022 trở về trước xét tuyển theo điểm hạnh kiểm và điểm học tập của cả năm lớp 12.
  • Đối với các đợt xét tuyển còn lại: Thí sinh đạt hạnh kiểm Tốt và có tổng điểm trung bình chung học tập 03 môn của cả năm lớp 12 thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển của học viện phải >= 18 điểm (không bao gồm điểm ưu tiên) và đạt điều kiện chung.
  • Đối với ngành Quản trị kinh doanh, Quản trị kinh doanh hệ Chất lượng cao, Quản trị kinh doanh hệ Liên kết quốc tế và Kinh tế điểm trúng tuyển đối với tổ hợp C00 cao hơn các tổ hợp xét tuyển khác 01 điểm.
  • Đối với ngành Công nghệ thông tin, điểm thi môn Toán trong các tổ hợp điều kiện xét tuyển phải >= 7.0.
  • Đối với ngành Quản trị kinh doanh, Quản trị kinh doanh hệ Chất lượng cao, Quản trị kinh doanh hệ Liên kết quốc tế, thí sinh phải trúng tuyển ngành Quản trị kinh doanh.

– Phương thức 4: Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế

  • Thí sinh đạt hạnh kiểm Tốt kỳ 1 hoặc cả năm lớp 12 (tùy theo đợt xét tuyển).
  • Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS 5.0 trở lên, TOEFL ITP 500 trở lên, TOEFL iBT 55 trở lên, TOEIC 550 trở lên.
  • Có điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 của 2 môn khác môn Tiếng Anh thuộc tổ hợp xét tuyển của học viện đạt ngưỡng tiếp nhận hồ sơ theo thông báo của học viện.

– Phương thức 5: Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.

  • Thí sinh đạt hạnh kiểm Tốt kỳ 1 hoặc cả năm lớp 12 (tùy theo đợt xét tuyển).
  • Có điểm trung bình chung học tập học kỳ 1 hoặc cả năm lớp 12 (tùy theo đợt xét tuyển) của 2 môn khác môn tiếng Anh thuộc tổ hợp xét tuyển đặt từ 12.0 trở lên (không tính điểm ưu tiên).
  • Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS 5.0 trở lên, TOEFL ITP 500 trở lên, TOEFL iBT 55 trở lên, TOEIC 550 trở lên.
Điểm chuẩn Học viện Phụ nữ Việt Nam các năm gần đây.

Điểm chuẩn của Học viện Phụ nữ Việt Nam như sau:

Ngành Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Xét theo KQ thi THPT Xét theo học bạ Xét theo KQ thi THPT Xét theo KQ thi THPT Xét theo học bạ
Quản trị kinh doanh 17,5 (D01, A00, A01)

18,5 (C00)

A00, A01, D01: 15

C00: 16

A00, A01, D01: 18

C00: 19

 

A00, A01, D01: 18,5

C00: 19,5

A00, A01, D01: 23,0

C00: 24,0

A00, A01, D01: 23,0

C00: 24,0

Công tác xã hội 15 14 18 15,0 15,0 18,0
Giới và phát triển 14,5 14 18 15,0 15,0 18,0
Luật 16 15 18 16,0 20,0 21,5
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 18 (D01, A00, A01)

19 (C00)

A00, A01, D01: 16

C00: 17

A00, A01, D01: 18

C00: 19

 

17,0 21,0 22,0
Truyền thông đa phương tiện 16,5 (D01, A00, (A01)

17,5 (C00)

A00, A01, D01: 16

C00: 17

A00, A01, D01: 18

C00: 19

 

19,0 24,0 25,0
Kinh tế A00, A01, D01: 15

C00: 16

A00, A01, D01: 18

C00: 19

 

A00, A01, D01: 16,0

C00: 17,0

19,5 A00, A01, D01: 20,0

C00: 21,0

Luật kinh tế 15 18 16,0 18,5 21,0
Tâm lý học 15 18 15,0 19,5 21,0
Xã hội học 15,0 23,5 18,0
Công nghệ thông tin 15,0 16,0 19,0
Quản trị kinh doanh

(Chất lượng cao)

A00, A01, D01: 23,0

C00: 24,0

A00, A01, D01: 23,0

C00: 24,0

 

Quản trị kinh doanh

(Liên kết Quốc tế chuyên ngành Kinh doanh và Thương mại quốc tế)

16,0 18,0
Danh sách các ngành đào tạo
Ngành Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển Chỉ tiêu
Quản trị kinh doanh

(Marketing và Kinh doanh điện tử, Tài chính và đầu tư, Tổ chức và nhân lực, Kinh doanh và Thương mại quốc tế)

7340101 A00; A01; C00; D01 120
Quản trị kinh doanh

(hệ Chất lượng cao)

7340101

CLC

35
Quản trị kinh doanh

(hệ Liên kết quốc tế chuyên ngành Kinh doanh và thương mại quốc tế)

 

7340101

LK

35
Công tác xã hội 7760101  120
Giới và phát triển 7310399 80
Luật

(Luật hành chính, Luật dân sự)

7380101 40
Luật kinh tế 7380107  150
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

(Quản trị lữ hành, Quản trị khách sạn)

7810103 180
Kinh tế

(Kinh tế quốc tế, Kinh tế đầu tư)

7310101  155
Tâm lý học

(Tham vấn – Trị liệu; Tâm lý ứng dụng trong hôn nhân gia đình)

7310401  150
Truyền thông đa phương tiện

(Truyền thông đa phương tiện, Báo chí đa phương tiện)

7320104 A00; A01; C00; D01 210
Công nghệ thông tin

(Công nghệ phần mềm và Trí tuệ nhân tạo; Quản trị hệ thống mạng)

7480201 A00, A01, D01, D09 140
Học phí của Học viện Phụ nữ Việt Nam
  • Học phí dự kiến đối với sinh viên hệ đại học chính quy 318.000 – 400.000 đồng/ tín chỉ và không tăng quá 15% học phí mỗi năm.
  • Học phí ngành Quản trị kinh doanh hệ Chất lượng cao và hệ Liên kết quốc tế dự kiến 700.000 VNĐ/ tín chỉ, học phí mỗi năm học tăng không quá 15%.
[wp-review]