Giới thiêụ chung :

Trường Đại học Kinh tế (tiếng Anh: VNU University of Economics and Business – VNU-UEB), là một trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội và là cơ sở đào tạo bậc đại học và sau đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học chuyên ngành kinh tế học và kinh doanh học hàng đầu của Việt Nam.

Trường đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ khoa Kinh tế Chính trị thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1974. Trải qua các giai đoạn phát triển, Trường đã mang các tên gọi: Khoa Kinh tế Chính trị trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; Khoa Kinh tế trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội; Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQGHN và nay là Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vì sao nên theo học tại trường Đại học Kinh tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội?

Đội ngũ cán bộ :

Đội ngũ giảng viên trong trường là những người tâm huyết với nghề, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực tế, thân thiện và gần gũi với sinh viên. Tính đến năm 2021, tổng số giảng viên cơ hữu trong trường là 132 giảng viên.

Trong đó, 01 giảng viên có học vị giáo sư, 25 giảng viên có học vị phó giáo sư, 68 tiến sĩ và 38 thạc sĩ. Ngoài ra, nhà trường còn liên kết với các viện, trung tâm nghiên cứu để mời các giảng viên có uy tín tham gia giảng dạy.

Cơ sở vật chất :

Về cơ sở vật chất, UEB có 4 giảng đường trong đó có một giảng đường đặt tại khuôn viên trường đại học Quốc gia Hà Nội. Còn 3 giảng đường khác tọa lạc ở khu vực Nam Từ Liêm và Cầu Giấy. Tất cả các giảng đường của UEB đều được thiết kế theo mô hình nhiều cây xanh với 2 gam màu chủ đạo là màu trắng và đỏ sẫm. Hai gam màu này được sử dụng nhằm mang đến thông điệp của sự nhiệt huyết, năng động, tự tin.

Trường được xây dựng với tổng diện tích là 27.430m2. Trong đó nhà trường xây dựng 03 hội trường, 45 phòng học, 07 phòng học đa phương tiện, 10 phòng máy tính và 01 trung tâm thư viện. Bên cạnh đó nhà trường còn xây dựng thêm 02 trung tâm học liệu và hơn 60 phòng chức năng khác dành cho các cán bộ quản lý trong trường. Trong các lớp học được trang bị đầy đủ máy chiếu, điều hòa, đèn điện cảm ứng để phục vụ tốt nhất cho việc học tập của sinh viên.

Chương trình đào tạo

Đại học :

Ngoài tuyển sinh hệ Đại học chính quy, trường có tuyển sinh hệ Đại học chính quy văn bằng 2

  • Kinh tế
  • Tài chính – Ngân hàng
  • Kinh tế Quốc tế
  • Kinh tế Phát triển
  • Kế toán
  • Quản trị Kinh doanh
Ngành đào tạo cử nhân bằng kép (Chương trình đào tạo thứ 2)
  • Kinh tế dành cho sinh viên Khoa Luật
  • Kinh tế Phát triển dành cho sinh viên Khoa Luật
  • Kinh tế Phát triển dành cho sinh viên ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên của Trường ĐH KHTN
  • Kinh tế Quốc tế dành cho sinh viên Trường ĐH KT
  • Kinh tế Quốc tế dành cho sinh viên Trường ĐH NN
  • Tài chính – Ngân hàng dành cho sinh viên Khoa Luật
  • Tài chính – Ngân hàng dành cho sinh viên Trường ĐH CN
  • Tài chính – Ngân hàng dành cho sinh viên Trường ĐH KT
  • Tài chính – Ngân hàng dành cho sinh viên Trường ĐH NN

Thạc sĩ :

  • Tài chính Ngân hàng
  • Kinh tế Quốc tế
  • Kinh tế Chính trị
  • Quản trị Kinh doanh
  • Quản lý Kinh tế
  • Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp
  • Quản trị các tổ chức tài chính
  • Kinh tế biển

Tiến sĩ :

  • Kinh tế Chính trị
  • Quản trị Kinh doanh
  • Kinh tế Quốc tế
  • Tài chính Ngân hàng
  • Quản lý Kinh tế

Cơ cấu tổ chức :

Đơn vị đào tạo (05 khoa, 01 viện) :

  • Khoa Kinh tế chính trị.
  • Khoa Tài chính ngân hàng.
  • Viện Quản trị kinh doanh.
  • Khoa Kế toán – kiểm toán.
  • Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế.
  • Khoa Kinh tế phát triển.

Đơn vị chức năng (10 phòng, 03 trung tâm):

  • Phòng Đào tạo.
  • Phòng Nghiên cứu khoa học & hợp tác phát triển.
  • Phòng Chính trị và công tác sinh viên.
  • Phòng Tuyển sinh.
  • Phòng Kế hoạch tài chính.
  • Phòng Tổ chức nhân sự.
  • Phòng tạp chí xuất bản.
  • Phòng Truyền thông và quản trị thương hiệu.
  • Phòng Thanh tra pháp chế.
  • Phòng Hành chính tổng hợp.
  • Trung tâm Đảm bảo chất lượng giáo dục.
  • Trung tâm đào tạo và giáo dục quốc tế.
  • Trung tâm Hệ thống thông tin kinh tế và quản lý

Học phí UEB là bao nhiêu?

Dựa trên mức học phí qua các năm trước, dự kiến mức thu đối với sinh viên theo học chương trình hệ chất lượng cao sẽ khoảng 46.000.000 VNĐ/năm học.

Đối với sinh viên theo học các chương trình có hệ đại học liên kết Troy (Hoa Kỳ) giảng dạy và mức thu sẽ được chính trường đó công bố theo từng khóa xét tuyển, đúng theo quy định của bộ GD&ĐT, dự kiến không quá 10% trên năm.

Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại trường :

  • Được hưởng các quyền công dân cư trú trên địa bàn, được đơn vị đào tạo và chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ nếu ở ngoại trú.
  • Được thực tập, thực tế tại các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước (nếu Thủ trưởng đơn vị đào tạo cho phép); được tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm.
  • Được cung cấp các giấy tờ cần thiết, hỗ trợ các thủ tục tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
  • Được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước và của ĐHQGHN.
  • Được đăng ký ở ký túc xá (nếu đáp ứng các điều kiện và có nguyện vọng) hoặc hỗ trợ tìm kiếm chỗ ở, được chăm lo, bảo vệ sức khỏe theo chế độ hiện hành của Nhà nước và của ĐHQGHN.

Tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội có dễ xin việc không ?

Lê Trung Thành – Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Phát triển, người từng tổ chức một số cuộc thi khởi nghiệp của Trường ĐH Kinh tế – ĐHQGHN: trường đại học chính là “nơi chắp cánh ước mơ” để sinh viên tốt nghiệp không phải chật vật xin việc mà còn khởi nghiệp thành công.

Vì vậy tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Kinh tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội rất cao

 

Trường Đại học Kinh tế
                                                               Trường Đại học Kinh tế
Nhận xét từ người dùng 0 (0 reviews)
Back to Top