Trường Đại học Kinh tế

Giới thiêụ chung :

Trường Đại học Kinh tế (tiếng Anh: VNU University of Economics and Business – VNU-UEB), là một trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội và là cơ sở đào tạo bậc đại học và sau đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học chuyên ngành kinh tế học và kinh doanh học hàng đầu của Việt Nam.

Trường đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ khoa Kinh tế Chính trị thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1974. Trải qua các giai đoạn phát triển, Trường đã mang các tên gọi: Khoa Kinh tế Chính trị trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; Khoa Kinh tế trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội; Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQGHN và nay là Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vì sao nên theo học tại trường Đại học Kinh tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội?

Đội ngũ cán bộ :

Đội ngũ giảng viên trong trường là những người tâm huyết với nghề, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực tế, thân thiện và gần gũi với sinh viên. Tính đến năm 2021, tổng số giảng viên cơ hữu trong trường là 132 giảng viên.

Trong đó, 01 giảng viên có học vị giáo sư, 25 giảng viên có học vị phó giáo sư, 68 tiến sĩ và 38 thạc sĩ. Ngoài ra, nhà trường còn liên kết với các viện, trung tâm nghiên cứu để mời các giảng viên có uy tín tham gia giảng dạy.

Cơ sở vật chất :

Về cơ sở vật chất, UEB có 4 giảng đường trong đó có một giảng đường đặt tại khuôn viên trường đại học Quốc gia Hà Nội. Còn 3 giảng đường khác tọa lạc ở khu vực Nam Từ Liêm và Cầu Giấy. Tất cả các giảng đường của UEB đều được thiết kế theo mô hình nhiều cây xanh với 2 gam màu chủ đạo là màu trắng và đỏ sẫm. Hai gam màu này được sử dụng nhằm mang đến thông điệp của sự nhiệt huyết, năng động, tự tin.

Trường được xây dựng với tổng diện tích là 27.430m2. Trong đó nhà trường xây dựng 03 hội trường, 45 phòng học, 07 phòng học đa phương tiện, 10 phòng máy tính và 01 trung tâm thư viện. Bên cạnh đó nhà trường còn xây dựng thêm 02 trung tâm học liệu và hơn 60 phòng chức năng khác dành cho các cán bộ quản lý trong trường. Trong các lớp học được trang bị đầy đủ máy chiếu, điều hòa, đèn điện cảm ứng để phục vụ tốt nhất cho việc học tập của sinh viên.

Chương trình đào tạo

Đại học :

Ngoài tuyển sinh hệ Đại học chính quy, trường có tuyển sinh hệ Đại học chính quy văn bằng 2

  • Kinh tế
  • Tài chính – Ngân hàng
  • Kinh tế Quốc tế
  • Kinh tế Phát triển
  • Kế toán
  • Quản trị Kinh doanh
Ngành đào tạo cử nhân bằng kép (Chương trình đào tạo thứ 2)
  • Kinh tế dành cho sinh viên Khoa Luật
  • Kinh tế Phát triển dành cho sinh viên Khoa Luật
  • Kinh tế Phát triển dành cho sinh viên ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên của Trường ĐH KHTN
  • Kinh tế Quốc tế dành cho sinh viên Trường ĐH KT
  • Kinh tế Quốc tế dành cho sinh viên Trường ĐH NN
  • Tài chính – Ngân hàng dành cho sinh viên Khoa Luật
  • Tài chính – Ngân hàng dành cho sinh viên Trường ĐH CN
  • Tài chính – Ngân hàng dành cho sinh viên Trường ĐH KT
  • Tài chính – Ngân hàng dành cho sinh viên Trường ĐH NN

Thạc sĩ :

  • Tài chính Ngân hàng
  • Kinh tế Quốc tế
  • Kinh tế Chính trị
  • Quản trị Kinh doanh
  • Quản lý Kinh tế
  • Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp
  • Quản trị các tổ chức tài chính
  • Kinh tế biển

Tiến sĩ :

  • Kinh tế Chính trị
  • Quản trị Kinh doanh
  • Kinh tế Quốc tế
  • Tài chính Ngân hàng
  • Quản lý Kinh tế

Cơ cấu tổ chức :

Đơn vị đào tạo (05 khoa, 01 viện) :

  • Khoa Kinh tế chính trị.
  • Khoa Tài chính ngân hàng.
  • Viện Quản trị kinh doanh.
  • Khoa Kế toán – kiểm toán.
  • Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế.
  • Khoa Kinh tế phát triển.

Đơn vị chức năng (10 phòng, 03 trung tâm):

  • Phòng Đào tạo.
  • Phòng Nghiên cứu khoa học & hợp tác phát triển.
  • Phòng Chính trị và công tác sinh viên.
  • Phòng Tuyển sinh.
  • Phòng Kế hoạch tài chính.
  • Phòng Tổ chức nhân sự.
  • Phòng tạp chí xuất bản.
  • Phòng Truyền thông và quản trị thương hiệu.
  • Phòng Thanh tra pháp chế.
  • Phòng Hành chính tổng hợp.
  • Trung tâm Đảm bảo chất lượng giáo dục.
  • Trung tâm đào tạo và giáo dục quốc tế.
  • Trung tâm Hệ thống thông tin kinh tế và quản lý

Học phí UEB là bao nhiêu?

Dựa trên mức học phí qua các năm trước, dự kiến mức thu đối với sinh viên theo học chương trình hệ chất lượng cao sẽ khoảng 46.000.000 VNĐ/năm học.

Đối với sinh viên theo học các chương trình có hệ đại học liên kết Troy (Hoa Kỳ) giảng dạy và mức thu sẽ được chính trường đó công bố theo từng khóa xét tuyển, đúng theo quy định của bộ GD&ĐT, dự kiến không quá 10% trên năm.

Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại trường :

  • Được hưởng các quyền công dân cư trú trên địa bàn, được đơn vị đào tạo và chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ nếu ở ngoại trú.
  • Được thực tập, thực tế tại các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước (nếu Thủ trưởng đơn vị đào tạo cho phép); được tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm.
  • Được cung cấp các giấy tờ cần thiết, hỗ trợ các thủ tục tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
  • Được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước và của ĐHQGHN.
  • Được đăng ký ở ký túc xá (nếu đáp ứng các điều kiện và có nguyện vọng) hoặc hỗ trợ tìm kiếm chỗ ở, được chăm lo, bảo vệ sức khỏe theo chế độ hiện hành của Nhà nước và của ĐHQGHN.

Tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội có dễ xin việc không ?

Lê Trung Thành – Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Phát triển, người từng tổ chức một số cuộc thi khởi nghiệp của Trường ĐH Kinh tế – ĐHQGHN: trường đại học chính là “nơi chắp cánh ước mơ” để sinh viên tốt nghiệp không phải chật vật xin việc mà còn khởi nghiệp thành công.

Vì vậy tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Kinh tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội rất cao

 

Trường Đại học Kinh tế
                                                               Trường Đại học Kinh tế
Thông tin tuyển sinh 2024 (dự kiến).

1. Thời gian xét tuyển

STT Phương thức xét tuyển
Thời gian nhận hồ sơ
1 Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022
Theo Quy định của Bộ GD&ĐT
2 Xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực học sinh THPT năm 2022 do Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức
18/04 – 16/06/2022
3
Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển
Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT
Theo Quy định của Bộ GD&ĐT
Xét tuyển thẳng theo Quy định của ĐHQGHN
18/04 – 16/06/2022
Ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT
Theo Quy định của Bộ GD&ĐT
Ưu tiên xét tuyển theo Quy định của ĐHQGHN
18/04 – 16/06/2022
4
Xét tuyển chứng chỉ quốc tế
Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp:
Phương thức 1: xét tuyển kết quả IELTS 6.5 trở lên kết hợp kết quả 02 môn thi tốt nghiệp THPT thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 14.0 điểm trở lên.
Phương thức 2: xét tuyển kết quả IELTS 6.5 trở lên kết hợp kết quả học tập trung bình 5 học kỳ bậc THPT (lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) của 02 môn trong tổ hợp xét tuyển (môn Toán Văn/Vật lý/Địa/Sử) từ 16.0 điểm trở lên và kết hợp phỏng vấn
14/04 – 16/06/2022
Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến theo 5 đợt như sau:
– Đợt 1: 14/04 – 25/04/2022
– Đợt 2: 26/04 – 09/05/2022
– Đợt 3: 10/05 – 23/05/2022
– Đợt 4: 24/05 – 06/06/2022
– Đợt 5: 07/06 -16/06/2022
Xét tuyển kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT
14/04 – 16/06/2022
Xét tuyển kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT
14/04 – 16/06/2022
Xét tuyển chứng chỉ A-level
14/04 – 16/06/2022
5
Xét tuyển dự bị đại học, các huyện nghèo, dân tộc ít người
Xét tuyển thí sinh thuộc các trường dự bị đại học
Trước 17h00 ngày 16/06/2022
Xét tuyển thí sinh thuộc các huyện nghèo, dân tộc rất ít người
Theo Quy định của Bộ GD&ĐT
6 Xét tuyển sinh viên quốc tế
Theo Quy định của ĐHQGHN
7
Xét tuyển ngành Quản trị kinh doanh dành cho các tài năng thể thao

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam.
  • Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trên cả nước và nước ngoài.

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển

– Phương thức 1: Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

– Phương thức 2: Xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực học sinh THPT năm 2022 do Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức.

– Phương thức 3: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.

  • Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT
  • Xét tuyển thẳng theo Quy định của ĐHQGHN
  • Ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT
  • Ưu tiên xét tuyển theo Quy định của ĐHQGHN

– Phương thức 4: Xét tuyển chứng chỉ quốc tế.

+ Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp:

  • Xét tuyển kết quả IELTS 6.5 trở lên kết hợp kết quả 02 môn thi tốt nghiệp THPT thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 14.0 điểm trở lên.
  • Xét tuyển kết quả IELTS 6.5 trở lên kết hợp kết quả học tập trung bình 5 học kỳ bậc THPT (lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) của 02 môn trong tổ hợp xét tuyển (môn Toán Văn/Vật lý/Địa/Sử) từ 16.0 điểm trở lên và kết hợp phỏng vấn.

+ Xét tuyển kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT.

+ Xét tuyển kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT.

+ Xét tuyển chứng chỉ A-level.

– Phương thức 5: Xét tuyển dự bị đại học, các huyện nghèo, dân tộc ít người.

  • Xét tuyển thí sinh thuộc các trường dự bị đại học.
  • Xét tuyển thí sinh thuộc các huyện nghèo, dân tộc rất ít người.

– Phương thức 6: Xét tuyển sinh viên quốc tế.

– Phương thức 7: Xét tuyển ngành Quản trị kinh doanh dành cho các tài năng thể thao.

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện ĐKXT

  • Nhà trường sẽ thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trên website.
Điểm chuẩn Trường Đại học Kinh tế các năm gần đây.
Ngành Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

(Xét theo KQ thi THPT)

Năm 2022

(Xét theo KQ thi THPT)

 

Kinh tế 22.35 27.08 32,47 35,83 33,5
Kinh tế phát triển 27.1 23.50 31,73 35,57 33,05
Kinh tế quốc tế 27.5 31.06 34,5 36,53 35,33
Quản trị kinh doanh 26.55 29.60 33,45 36,2 33,93
Tài chính – Ngân hàng 25.58 28.08 32,72 35,75 33,18
Kế toán 25.45 28.07 32,6 35,55 33,07
Quản trị kinh doanh (do Đại học Troy, Hoa Kỳ cấp bằng) 22.85 23.45 30,57 34,85
Quản trị kinh doanh (do Đại học St.Francis, Hoa Kỳ cấp bằng) 32,65
Danh sách các ngành đào tạo
STT
Tên ngành
Mã xét tuyển
Chỉ tiêu
Tổ hợp xét tuyển
Ghi chú
Theo kết quả thi THPT Theo phương thức khác Tổng chỉ tiêu
1 Khối ngành III
1.1 Quản trị kinh doanh QHE40 185 120 305
A01, D01, D09, D10
Theo kết quả thi THPT: Điểm môn Tiếng Anh nhân hệ số 2
1.2 Tài chính – Ngân hàng QHE41 180 90 270
1.3 Kế toán QHE42 190 80 270
2 Khối ngành VII
2.1 Kinh tế quốc tế QHE43 165 150 315
A01, D01, D09, D10
Theo kết quả thi THPT: Điểm môn Tiếng Anh nhân hệ số 2
2.2 Kinh tế QHE44 190 80 270
2.3 Kinh tế phát triển QHE45 190 80 270
3 Quản trị kinh doanh (dành cho các tài năng thể thao) QHE50 100 100
Xét tuyển theo 2 phương thức:
– Phương thức 1: đánh giá hồ sơ thí sinh là thành viên đội tuyển quốc gia tham gia thi đấu các giải quốc tế chính thức
– Phương thức 2: đánh giá hồ sơ kết hợp phỏng vấn thí sinh là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên
Học phí của Trường Đại học Kinh tế

Mức học phí dự kiến áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2022 như sau:

  • Năm học 2022-2023: 4.200.000 đồng/tháng. (tương đương 42.000.000 đồng/năm).
  • Năm học 2023-2024: 4.400.000 đồng/tháng. (tương đương 44.000.000 đồng/năm).
  • Năm học 2024-2025: 4.600.000 đồng/tháng. (tương đương 46.000.000 đồng/năm).
  • Năm học 2025-2026: 4.800.000 đồng/tháng. (tương đương 48.000.000 đồng/năm).
[wp-review]