Trường Đại học Ngoại ngữ

Giới thiệu chung :

Trường Đại học Ngoại ngữ (tiếng Anh: VNU University of Languages and International Studies – VNU-ULIS), là một trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Đây được đánh giá là trường đại học đầu ngành và có lịch sử lâu đời nhất về đào tạo và giảng dạy ngôn ngữ tại Việt Nam. Trường là trung tâm đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ ở nhiều cấp bậc khác nhau, bao gồm các trình độ Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ.

Bên cạnh hoạt động đào tạo ở bậc đại học và sau đại học, trường Đại học Ngoại ngữ còn có hai trường thành viên là trường Trung học Phổ thông Chuyên Ngoại ngữ và trường Trung học Cơ sở Ngoại ngữ. Trụ sở chính của trường đặt tại số 2B Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Các khoa và bộ môn đào tạo :

Trường Đại học Ngoại ngữ gồm có 11 khoa đào tạo, 4 bộ môn, 5 trung tâm nghiên cứu, 8 trung tâm chức năng, 1 trường Trung học Phổ thông trực thuộc và 1 trường Trung học Cơ sở trực thuộc.

Các Khoa và Bộ môn trực thuộc :

  • Khoa Sư phạm Tiếng Anh
  • Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa các nước nói tiếng Anh
  • Khoa Tiếng Anh
  • Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga
  • Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc
  • Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp
  • Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản
  • Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc
  • Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đức
  • Khoa Sau đại học
  • Khoa Đào tạo và Bồi dưỡng Ngoại ngữ
  • Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam
  • Bộ môn Tâm lý – Giáo dục
  • Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Ả Rập
  • Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Nam Á

Các Trung tâm và Cơ sở trực thuộc :

  1. Trung tâm Công nghệ thông tin – Truyền thông và Học liệu
  2. Trung tâm Đảm bảo chất lượng
  3. Trung tâm Khảo thí
  4. Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Ngoại ngữ, Ngôn ngữ & Quốc tế học
  5. Trung tâm Giáo dục Quốc tế
  6. Trung tâm Tư vấn Tâm lý Học đường
  7. Trung tâm Bồi dưỡng giáo viên
  8. Trung tâm hợp tác Đông Á
  9. Trung tâm Hàn ngữ Sejong 2
  10. Trung tâm nghiên cứu Pháp ngữ
  11. Trung tâm nghiên cứu và dạy học tiếng Hán ULIS – Sunwah
  12. Trung tâm hợp tác và phát triển Việt – Nhật
  13. Trung tâm Phát triển Nguồn lực
  14. Trung tâm Hỗ trợ sinh viên
  15. Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ
  16. Trường THCS Ngoại ngữ

Các phòng, ban chức năng :

  1. Phòng Hành chính – Tổng hợp
  2. Phòng Tổ chức Cán bộ
  3. Phòng Đào tạo
  4. Phòng Khoa học Công nghệ
  5. Phòng Chính trị và Công tác Học sinh sinh viên
  6. Phòng Hợp tác Phát triển
  7. Phòng Kế hoạch – Tài chính
  8. Phòng Quản trị
  9. Phòng Thanh tra và Pháp chế
  10. Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài (VNU Journal of Foreign Studies)

Mạng lưới các đối tác trong và ngoài nước :

Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trường đại học, cao đẳng nước ngoài như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Liên bang Nga, Canada, New Zealand, Roumanie, Úc,… trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt:

  • Liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học
  • Trao đổi học giả và học viên
  • Tổ chức các khóa học ngắn hạn
  • Tổ chức các hội thảo quốc tế

Bên cạnh đó, trường còn hợp tác với các cơ sở giáo dục đào tạo, các trường đại học, cao đẳng trong cả nước như: Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng, Học viện Khoa học Quân sự – Bộ Quốc phòng, v.v.

Trường cũng có nhiều hoạt động hợp tác đa dạng với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế tại Việt Nam. Đặc biệt, trường đã có nhiều ký kết quan trọng với hầu hết Đại sứ quán của các nước sở tại nhằm tạo điều kiện lưu chuyển học sinh, sinh viên và đẩy mạnh các hoạt giao lưu, xúc tiến ngôn ngữ – văn hóa.

Đáng chú ý, theo thỏa thuận ký kết vào ngày 5/9/2018 giữa Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, Không gian Pháp tại Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN chính thức được thành lập vào ngày 22/2/2019 với tên gọi là “Espace France”, đặt tại tòa nhà C3 thuộc khu công trình khoa Pháp. Đây là Không gian Pháp đầu tiên tại Hà Nội và thứ tư trong cả nước.

Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại trường :

Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội tạo điều kiện cho sinh viên thực tập tại nước sử dụng ngôn ngữ mình theo học là một trong những quan điểm cốt yếu trong chính sách đào tạo của Trường Đại học Ngoại ngữ. Nhà trường luôn tích cực mở rộng quan hệ hợp tác là nhằm mục đích này.

Hiện nay, sinh viên ULIS có rất nhiều cơ hội để thực tập tại Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… thông qua các thỏa thuận hợp tác giữa ULIS và đối tác nước ngoài.

Bên cạnh đó, sinh viên trường cũng rất dễ tìm được cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài lớn tại Việt Nam như Samsung, Regina Miracle, Honda… Không chỉ thực tập, sinh viên ULIS cũng có nhiều cơ hội được du học hay trao đổi ngắn hạn, dự trại hè ở nước ngoài.

Tốt nghiệp trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội có dễ xin việc không?

Tấm bằng cử nhân của ULIS là một lợi thế trong quá trình tìm việc. Sinh viên ULIS luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao về kỹ năng, kiến thức và phẩm chất. Hầu hết sinh viên nào cũng đều đi làm thêm bằng việc liên quan đến ngành học.

Tuy khuyến khích sinh viên tự tìm việc, Nhà trường cũng tiến hành rất nhiều hoạt động hỗ trợ việc làm cho sinh viên như tổ chức Ngày hội việc làm thường niên, giới thiệu việc làm thường xuyên tại trường, tổ chức thực tập tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thành lập Trung tâm Hỗ trợ sinh viên…

Trường Đại học Ngoại ngữ
                                                            Trường Đại học Ngoại ngữ

 

Thông tin tuyển sinh 2024 (dự kiến).

1. Thời gian và hồ sơ xét tuyển

  • Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Đại học Quốc Gia Hà Nội.

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trên cả nước.

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển

  • Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.
  • Phương thức 2: Xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ.
  • Phương thức 3: Xét bằng kết quả bài thi ĐGNL.
  • Phương thức 4: Xét bằng kết quả thi THPT.

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT

a. Phương thức 1

Điều kiện tiên quyết: Yêu cầu bắt buộc cho tất cả các nhóm đối tượng dưới đây là Tốt nghiệp Trung học phổ thông, đạt hạnh kiểm Tốt trong 3 năm học THPT và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT, ĐHQGHN và Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN quy định.

– Nhóm đối tượng 1: Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

(1) Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc;

(2) Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Ngoại ngữ;

(3) Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn trong các tổ hợp xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN (trừ môn Ngoại ngữ) và điểm trung bình chung học tập 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) môn Ngoại ngữ đạt từ 7,0 trở lên;

(4) Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia.

– Nhóm đối tượng 2: Xét tuyển thẳng theo Quy định của ĐHQGHN

(1) Thí sinh là thành viên tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế;

(2) Thí sinh là thành viên trong đội tuyển quốc gia dự cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế;

(3) Thí sinh là học sinh hệ chuyên thuộc ĐHQGHN và hệ chuyên/lớp chuyên của các trường THPT chuyên cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường THPT trọng điểm quốc gia đáp ứng MỘT trong các tiêu chí sau:

a) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế;

b) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi Olympic bậc THPT của ĐHQGHN môn Ngoại ngữ;

c) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN môn Ngoại ngữ.

d) Có điểm trung bình chung học tập mỗi năm trong 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển mỗi năm trong 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành.

– Nhóm đối tượng 3: Ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

(1) Thí sinh đạt giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Ngoại ngữ;

(2) Thí sinh đạt giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn trong các tổ hợp xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN (trừ môn Ngoại ngữ) và điểm trung bình chung học tập 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) môn Ngoại ngữ đạt từ 7,0 trở lên;

(3) Thí sinh đạt giải Tư trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia.

– Nhóm đối tượng 4: Ưu tiên xét tuyển theo Quy định của ĐHQGHN

Thí sinh có học lực Giỏi và đáp ứng MỘT trong các tiêu chí sau:

(1) Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi Olympic bậc THPT của ĐHQGHN môn Ngoại ngữ;

(2) Thí sinh là thành viên tham gia cuộc thi tháng của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức hàng năm và có điểm trung bình chung học tập 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt từ 8,5 trở lên;

(3) Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương các môn trong các tổ hợp xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN và điểm trung bình chung học tập 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt từ 8,5 trở lên;

(4) Thí sinh là học sinh hệ không chuyên của các trường THPT thuộc ĐHQGHN và đáp ứng MỘT trong các tiêu chí sau:

a) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế;

b) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN môn Ngoại ngữ;

c) Có kết quả thi Đánh giá năng lực bậc THPT do ĐHQGHN tổ chức đạt tối thiểu 90 điểm (thang điểm 150).

d) Có điểm trung bình chung học tập mỗi năm trong 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển mỗi năm trong 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt từ 8,5 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành.

Ghi chú:

  • Học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia do Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức hoặc kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN trong các năm học ở bậc THPT được bảo lưu kết quả và được tuyển thẳng vào trường ĐHNN – ĐHQGHN khi đáp ứng đủ các tiêu chí hạnh kiểm Tốt 3 năm THPT và tốt nghiệp THPT.
  • Thí sinh phải đăng ký các nguyện vọng của tất cả các phương thức xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD&ĐT (qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia) theo kế hoạch chung và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Thí sinh không đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ GD&ĐT sẽ không được xét tuyển.

b. Phương thức 2:

Điều kiện tiên quyết: Yêu cầu bắt buộc cho tất cả các đối tượng dưới đây là Tốt nghiệp Trung học phổ thông, đạt hạnh kiểm Tốt trong 3 năm học THPT và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT, ĐHQGHN và Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN quy định.

  • Thí sinh có chứng chỉ VSTEP do Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN tổ chức riêng dành cho xét tuyển đại học đạt trình độ từ B2 trở lên (tương đương bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) và có tổng điểm hai môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 14 điểm trở lên trong kỳ thi THPT năm 2023 (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn); Riêng đối với ngành Ngôn ngữ Anh và Sư phạm Tiếng Anh, kết quả bài thi VSTEP phải đạt trình độ từ C1 trở lên (tương đương bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam);
  • Thí sinh có chứng chỉ A-Level của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh có kết quả 3 môn trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc Ngữ văn theo các tổ hợp quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60);
  • Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt điểm từ 1100/1600 trở lên. Mã đăng ký của ĐHQGHN với Tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi (thí sinh phải khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT);
  • Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) đạt điểm từ 22/36;
  • Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 6.0 trở lên hoặc chứng chỉ TOEFL iBT đạt từ 79 điểm trở lên và có tổng điểm hai môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 14 điểm trở lên trong kỳ thi THPT năm 2023 (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn);
  • Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế ngoài Tiếng Anh đạt trình độ B2 trở lên hoặc tương đương và có tổng điểm 2 môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 14 điểm trong kỳ thi THPT năm 2023 (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn).

Ghi chú:

  • Thí sinh có chứng chỉ năng lực Tiếng Anh được đăng ký xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành học của Trường. Thí sinh có chứng chỉ năng lực các ngoại ngữ ngoài Tiếng Anh đăng ký xét tuyển thẳng vào ngành học tương ứng.
    Các chứng chỉ phải còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm (tính từ ngày dự thi chứng chỉ đến thời điểm xét hồ sơ).
  • Thí sinh phải đăng ký các nguyện vọng của tất cả các phương thức xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD&ĐT (qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia) theo kế hoạch chung và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Thí sinh không đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ GD&ĐT sẽ không được xét tuyển.

c. Phương thức 3:

Điều kiện tiên quyết: Yêu cầu bắt buộc cho tất cả các đối tượng dưới đây là Tốt nghiệp Trung học phổ thông, đạt hạnh kiểm Tốt trong 3 năm học THPT và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT, ĐHQGHN và Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN quy định.

  • Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT môn Ngoại ngữ đạt từ 6.0 điểm trở lên và điểm bài ĐGNL của ĐHQGHN phải đạt từ 80/150 điểm trở lên.
  • Thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển 01 hồ sơ duy nhất, thí sinh nộp từ 02 hồ sơ trở lên được coi như không hợp lệ và thí sinh không được xét tuyển. Hồ sơ đăng ký xét tuyển tối đa 01 nguyện vọng. HĐTS căn cứ vào kết quả thi ĐGNL của ĐHQGHN để xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu.
  • Thí sinh phải đăng ký các nguyện vọng của phương thức xét tuyển bằng bài thi ĐGNL của ĐHQGHN trên hệ thống của Bộ GD&ĐT (qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia) theo kế hoạch chung và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Thí sinh không đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ GD&ĐT sẽ không được xét tuyển.

d. Phương thức 4:

  • Nhà trường sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sau khi có kết quả kỳ thi THPT năm 2023.
Điểm chuẩn Trường Đại học Ngoại ngữ các năm gần đây.
Ngành Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

(Xét tuyển theo KQ thi tốt nghiệp THPT)

Ngôn ngữ Anh 31.85 35.50 35,57
Ngôn ngữ Anh (Chất lượng cao) 31.32 34,60 36,90
Sư phạm tiếng Anh 31.25 34.45 25,83 38,45 38,1
Ngôn ngữ Nga 28.85 28.57 31,37 35,19 31,2
Sư phạm tiếng Nga 28.5
Ngôn ngữ Pháp 30.25 32.48 32,99
Ngôn ngữ Pháp (Chất lượng cao) 26.02 32,54 25,77
Sư phạm tiếng Pháp 29.85
Ngôn ngữ Trung Quốc 32 36,08 35,32
Ngôn ngữ Trung Quốc (Chương trình Chất lượng cao) 26 32.03 34,65 37,13
Sư phạm tiếng Trung Quốc 31.35 34.70 38,32 38,46
Ngôn ngữ Đức 29.5 32.30 32,83
Ngôn ngữ Đức (Chất lượng cao) 27.78 32,28 35,92
Sư phạm tiếng Đức 27.75 31,85 32,98
Ngôn ngữ Nhật 32.5 34,23
Ngôn ngữ Nhật (Chương trình Chất lượng cao) 26.5 31.95 34,37 36,53
Sư phạm tiếng Nhật 31.15 34.52 35,66 37,33 35,27
Ngôn ngữ Hàn Quốc 33 34,92
Ngôn ngữ Hàn Quốc (Chương trình Chất lượng cao) 28 32.77 34,68 36,83
Sư phạm tiếng Hàn Quốc 31.50 34.08 35,87 37,70 35,29
Ngôn ngữ  Ả Rập 27.6 28.63 25,77 34,00 30,49
Kinh tế – Tài chính 19.07 24,86 26,00 24,97

Lưu ý:

Điểm trúng tuyển là tổng điểm của 3 bài thi trong tổ hợp thí sinh dùng để xét tuyển (điểm môn Ngoại ngữ tính hệ số 2) và điểm ưu tiên khu vực, đối tượng (nếu có). Mỗi ngành học chỉ có một điểm trúng tuyển, không phân biệt điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp.

Đối với các chương trình đào tạo trình độ đại học theo đề án của trường bao gồm các ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc, điểm bài thi môn Ngoại ngữ phải đạt từ 6.0 điểm trở lên.

Trường hợp các thí sinh bằng điểm trúng tuyển ở cuối danh sách, nếu vẫn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên xét trúng tuyển cho thí sinh có thứ tự nguyện vọng (TT NV) cao hơn (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).

Danh sách các ngành đào tạo
TT
Tên ngành
Mã ngành
Chỉ tiêu
Tổ hợp xét tuyển
Theo KQ thi THPT Theo phương thức khác
Chương trình đào tạo chuẩn
1. Sư phạm tiếng Anh 7140231 100 75
Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01)
Ngữ văn, KHXH, Tiếng Anh (D78)
Toán, KHTN, Tiếng Anh (D90)
2. Ngôn ngữ Anh 7220201 225 225
3. Ngôn ngữ Nga 7220202 35 35
Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01)
Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga (D02)
Ngữ văn, KHXH, Tiếng Anh (D78)
Toán, KHTN, Tiếng Anh (D90)
4. Ngôn ngữ Pháp 7220203 50 50
Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01)
Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp (D03)
Ngữ văn, KHXH, Tiếng Anh (D78)
Toán, KHTN, Tiếng Anh (D90)
5. Sư phạm tiếng Trung Quốc 7140234 15 10
Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01)
Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung (D04)
Ngữ văn, KHXH, Tiếng Anh (D78)
Toán, KHTN, Tiếng Anh (D90)
6. Ngôn ngữ Trung Quốc 7220204 100 100
7. Ngôn ngữ Đức 7220205 50 50
Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01)
Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức (D05)
Ngữ văn, KHXH, Tiếng Anh (D78)
Toán, KHTN, Tiếng Anh (D90)
8. Sư phạm tiếng Nhật 7140236 15 10
Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01)
Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật (D06)
Ngữ văn, KHXH, Tiếng Anh (D78)
Toán, KHTN, Tiếng Anh (D90)
9. Ngôn ngữ Nhật 7220209 100 100
10. Sư phạm tiếng Hàn Quốc 7140237 15 10
Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01)
Ngữ văn, Toán, Tiếng Hàn (DD2)
Ngữ văn, KHXH, Tiếng Anh (D78)
Toán, KHTN, Tiếng Anh (D90)
11. Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 100 100
12. Ngôn ngữ Ả Rập 7220211 15 15
Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01)
Ngữ văn, KHXH, Tiếng Anh (D78)
Toán, KHTN, Tiếng Anh (D90)
13. Văn hóa và truyền thông xuyên quốc gia 7220212 25 25
Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01)
Ngữ văn, KHXH, Tiếng Anh (D78)
Toán, KHTN, Tiếng Anh (D90)
Chương trình đào tạo Liên kết quốc tế
14. Kinh tế – Tài chính*** 7903124 250 250
Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01)
Toán, Lý, Tiếng Anh (A01)
Ngữ văn, KHXH, Tiếng Anh (D78)
Toán, KHTN, Tiếng Anh (D90)
Học phí của Trường Đại học Ngoại ngữ
  • Các chương trình đào tạo chất lượng cao: 3.500.000 đồng/ tháng (học phí không thay đổi trong cả khóa học).
  • Các chương trình đào tạo chuẩn ngành Ngôn ngữ (dự kiến): 980.000 đồng/ tháng (theo quy định của Nhà nước).
  • Các chương trình đào tạo chuẩn ngành Sư phạm: Theo quy định của Nhà nước.
  • Chương trình đào tạo Kinh tế – Tài chính: 5.750.000 đồng/ tháng (bằng do trường Đại học Southern New Hampshire – Hoa Kỳ cấp).
[wp-review]