Ngành Công nghệ chế biến lâm sản

Ngành Công nghệ chế biến lâm sản là ngành học đang được khá nhiều bạn trẻ theo học, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về ngành học này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho bạn trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân.

1. Tìm hiểu ngành Công nghệ chế biến lâm sản

  • Công nghệ chế biến lâm sản (tên Tiếng anh là Wood Technology) là ngành liên quan đến những vẫn đề về chế biến và khai thác gỗ, những sản vật từ rừng. Ngành học này đào tạo kỹ sư có kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và các kỹ năng cần thiết thuộc lĩnh vực chế biến gỗ và lâm sản, có đủ đức, tài để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
  • Theo học ngành Công nghệ chế biến lâm sản, sinh viên có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực Công nghệ chế biến lâm sản gồm: khoa học gỗ, công nghệ xẻ gỗ, công nghệ sấy gỗ, công nghệ bảo quản gỗ và lâm sản, thiết kế sản phẩm gỗ, công nghệ đồ gỗ, công nghệ vật liệu gỗ, máy và thiết bị chế biến gỗ, công nghệ tự động hoá trong chế biến gỗ, công nghệ chế biến hoá học gỗ…
  • Ngành học giúp sinh viên nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực Công nghệ chế biến lâm sản để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; Có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực Công nghệ chế biến lâm sản.
Tìm hiểu thông tin về ngành Công nghệ chế biến lâm sản
Tìm hiểu thông tin về ngành Công nghệ chế biến lâm sản

2. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế biến lâm sản

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Công nghệ chế biến lâm sản trong bảng dưới đây.

  A – Phần bắt buộc
  Kiến thức giáo dục đại cương
1. Những NLCB của CN Mác – Lênin
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh
3. Đường lối cách mạng của ĐCSVN
4. Pháp luật đại cương
5. Toán 1
6. Toán 2
7. Toán 3
8. Xác suất thống kê ứng dụng
9. Nhập môn ngành CNCBLS
10. Toán ứng dụng trong cơ khí
11. Vật lý 1
12. Vật lý 2
13. Thí nghiệm vật lý 1
14. Hoá học đại cương
15. Tin học trong kỹ thuật
16. Giáo dục thể chất 1
17. Giáo dục thể chất 2
18. Giáo dục thể chất 3
19. Giáo dục quốc phòng
  Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
  Kiến thức cơ sở nhóm ngành và ngành
1. Vẽ kỹ thuật 1
2. Cơ kỹ thuật
3. Sức bền vật liệu
4. Nguyên lý – Chi tiết máy
5. Đồ án Thiết kế máy
6. Anh văn chuyên ngành
7. Khoa học gỗ
8. Nguyên lý cắt vật liệu gỗ
9. Máy và thiết bị chế biến gỗ
 
Kiến thức chuyên ngành (cho các Môn học lý thuyết và thí nghiệm)
1. Công nghệ sản xuất đồ gỗ
2. Keo dán gỗ
3. Công nghệ sấy và bảo quản gỗ
4. Thiết kế sản phẩm gỗ
5. Công nghệ vật liệu gỗ
6. Công nghệ xẻ
7. Công nghệ trang sức vật liệu gỗ
8. Công nghệ CAD/CAM-CNC
9. Chuyên đề thực tế
 
Kiến thức chuyên ngành (các Môn học thực hành xưởng, thực tập công nghiệp)
1. Thực tập khoa học gỗ
2. Thực tập máy chế biến gỗ
3. Thực tập sấy và bảo quản gỗ
4. Thực tập gỗ
5. Thực tập Công nghệ vật liệu gỗ
6. Thực tập Công nghệ CAD/CAM-CNC
7. Thực tập cơ khí 1
8. Thực tập tốt nghiệp
 
Tốt nghiệp (Sinh viên chọn một trong hai hình thức sau)
1. Khóa luận tốt nghiệp
  Các môn tốt nghiệp
1. – Chuyên đề tốt nghiệp 1 (CNCBLS)
2. – Chuyên đề tốt nghiệp 2 (CNCBLS)
3. – Chuyên đề tốt nghiệp 3 (CNCBLS)
  B – Phần tự chọn
 
Kiến thức giáo dục đại cương: Khối kiến thức các môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội – nhân văn
1. Kế hoạch khởi nghiệp
2. Kinh tế học đại cương
3. Nhập môn quản trị chất lượng
4. Nhập môn Quản trị học
5. Tư duy hệ thống
6. Kỹ năng xây dựng kế hoạch
7. Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật
8. Phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Kiến thức cơ sở ngành và nhóm ngành (Sinh viên tích lũy 4 tín chỉ trong các môn học sau)
1. Nguyên lý thiết kế nội thất
2. Tối ưu hóa trong kỹ thuật
3. Mỹ thuật công nghiệp
4. Ergonomics trong thiết kế nội thất
5. Kỹ thuật nhiệt
 
Kiến thức chuyên ngành (Sinh viên tích lũy 3 tín chỉ trong các môn học sau)
1. Thiết kế sản phẩm công nghiệp
2. Thiết kế nội thất nhà ở và biệt thự
3. Thiết kế nội thất công trình công cộng
4. Trang bị điện – Điện tử trong máy công nghiệp
5. TN Trang bị điện – Điện tử trong máy công nghiệp
  C – Kiến thức liên ngành
1. Công nghệ thủy lực và khí nén
2. Thí nghiệm Công nghệ thuỷ lực khí nén
3. Tự động hoá quá trình sản xuất (CKM)
4. Thí nghiệm Tự động hóa QTSX
5. Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp
6. Thí nghiệm Bảo trì và bảo dưỡng CN
7. Kỹ thuật điện – điện tử
8. Trang bị điện trong máy công nghiệp
9. Thí nghiệm trang bị điện trong máy công nghiệp
10. An toàn lao động và môi trường công nghiệp

Theo Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

3. Các khối thi vào ngành Công nghệ chế biến lâm sản

– Mã ngành: 7549001

– Ngành Công nghệ chế biến lâm sản xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • A02: Toán, Vật lí, Sinh học
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

4. Điểm chuẩn ngành Công nghệ chế biến lâm sản

Điểm chuẩn ngành Công nghệ chế biến lâm sản của các trường đại học dao động từ 13 – 17 điểm, tùy thuộc vào phương thức tuyển sinh của từng trường.

5. Các trường đào tạo ngành Công nghệ chế biến lâm sản

Hiện ở nước ta có các trường đại học đào tạo ngành Công nghệ chế biến lâm sản sau:

– Khu vực miền Bắc:

– Khu vực miền Trung:

– Khu vực miền Nam:

6. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ chế biến lâm sản

Những người làm trong ngành chế biến lâm sản được gọi là những kỹ sư chế biến lâm sản, làm việc tại các phòng kỹ thuật, phòng kiểm tra chất lượng, các xưởng sản xuất của nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh lâm sản… Họ có nhiệm vụ lập kế hoạch, hướng dẫn và điều hành sản xuất. Họ là những người am hiểu về cơ khí kỹ thuật, công nghệ, đây là vị trí không thể thiếu được trong mọi lĩnh vực chế biến lâm sản. Sau khi ra trường sinh viên có khả năng làm việc tại:

  • Viện điều tra quy hoạch rừng;
  • Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam;
  • Trung tâm phát triển công nghệ lâm sản;
  • Trung tâm môi trường là lâm sinh nhiệt đới;
  • Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam;
  • Tổng công ty Giấy Việt Nam;
  • Các doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước hoạt động trong lĩnh vực lâm sản như: Công ty lâm sản, Công ty chế biến lâm sản xuất khẩu, Công ty thương mại lâm sản, Công ty xuất khẩu lâm sản mỹ nghệ;
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong lĩnh vực chế biến lâm sản.
Học ngành Công nghệ chế biến lâm sản ra trường làm gì?
Học ngành Công nghệ chế biến lâm sản ra trường làm gì?

7. Mức lương ngành Công nghệ chế biến lâm sản

Mức lương trong ngành Công nghệ chế biến lâm sản sẽ căn cứ vào trình độ chuyên môn cũng như số năm kinh nghiệm, cụ thể:

  • Đối với sinh viên mới ra trường làm việc tại các doanh nghiệp, công ty mức lương ban đầu sẽ rơi vào khoảng từ 3 – 4 triệu/tháng.
  • Đối với những kỹ sư có trình độ kinh nghiệm lâu năm mức lương vào khoảng từ 7 – 15 triệu.

Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nhân lực kỹ sư lâm nghiệp đang rơi vào tình trạng thiếu hụt. Chính vì vậy, cơ hội việc làm là vô cùng thuận lợi đối với những bạn sinh viên đang theo học ngành này.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ chế biến lâm sản

Để học tập và thành công trong ngành Công nghệ chế biến lâm sản, bạn cần có những tố chất sau:

  • Yêu thiên nhiên, yêu rừng và giới động vật nói chung.
  • Có khả năng làm việc trong cách tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực.
  • Có khả năng làm việc theo nhóm.
  • Năng động, yêu thích sự tìm tòi, khám phá tự nhiên.
  • Có sức khoẻ tốt, kiên trì và trung thực.
  • Giỏi ngoại ngữ và tin học.

Chắc hẳn những thông tin trong bài viết đã giúp bản hiểu thêm về ngành Công nghệ chế biến lâm sản và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Tags:
Back to Top