Ngành Quản lý công
Quản lý công là một ngành quản lý hành chính nhà nước, thực hiện bởi các công chức nhà nước và những người làm việc trong cơ quan, tổ chức công ở mọi cấp của chính phủ. Đây là ngành học tương đối mới mẻ, có đầu ra vô cũng hấp dẫn mà các bạn thí sinh nên lựa chọn.
1. Tìm hiểu ngành Quản lý công
- Quản lý công thực hiện các hoạt động liên quan đến quản lý hành chính nhà nước và những công việc liên quan đến quản trị trong khu vực nhà nước. Cụ thể, đó là thu thập và phân tích các số liệu thống kê của nhà nước, giám sát quỹ, phát triển và thi hành chính sách của Chính phủ. Ngoài ra, còn có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau đó là biên tập chính sách hay quản lý cơ quan, tổ chức nhà nước.
- Ngành Quản lý công chuyên đào tạo và tăng cường năng lực về quản lý và khả năng lãnh đạo cho các tổ chức, bộ máy từ trung ương đến địa phương của Nhà nước. Trọng tâm ngành này trang bị cho sinh viên có được khả năng tư duy nhạy bén, sắc sảo trong việc phân tích các vấn đề liên quan đến chính sách công. Từ đó, biết cách vận dụng hợp lý để thực hiện được hiệu quả mục tiêu đề ra.
- Theo học ngành Quản lý công, sinh viên được cung cấp kiến thức về sự khác biệt giữa đối tượng phi lợi nhuận và khu vực công, khu vực tư. Giúp nhận thức đúng đắn về vai trò và chức năng của mình trong vai trò Quản lý công. Bên cạnh đó là những kiến thức chuyên sâu về kỹ năng quản lý, lãnh đạo trong khu vực công. Trong đó, chú trọng đến năng lực, tầm nhìn, kế hoạch kiểm soát và triển khai chiến lược ở khu vực công, đạt mục tiêu đề ra.
- Ngoài ra, ngành Quản lý công còn giúp sinh viên có đươc nền tảng vững chắc về ngành, có đủ năng lực phân tích, đánh giá các chính sách của Chính phủ, Nhà nước để áp dụng với thực tiễn.
2. Chương trình đào tạo ngành Quản lý công
Tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học cơ bản của ngành Quản lý công.
STT | Học phần |
1. Kiến thức giáo dục đại cương | |
1.1. Khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh | |
1. | Triết học Mác – Lênin |
2. | Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
3. | Chủ nghĩa xã hội khoa học |
4. | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
5. | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
1.2. Khoa học xã hội và nhân văn | |
Bắt buộc | |
6. | Pháp luật đại cương |
7. | Chính trị học |
8. | Xây dựng Đảng |
9. |
Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
|
Tự chọn | |
10. | Quản lý công đại cương |
11. | Quản lý hành chính công |
12. | Kế hoạch hóa phát triển |
13. | Xác suất thống kê |
14. | Xã hội học đại cương |
15. | Logic học |
16. | Luật kinh tế |
17. | Cơ sở văn hóa Việt Nam |
18. | Quan hệ công chúng |
1.3. Tin học | |
19. | Tin học ứng dụng |
20. | Toán kinh tế |
1.4. Ngoại ngữ (chọn tiếng Anh hoặc tiếng Trung) | |
21. | Tiếng Anh học phần 1 |
22. | Tiếng Anh học phần 2 |
23. | Tiếng Anh học phần 3 |
24. | Tiếng Trung học phần 1 |
25. | Tiếng Trung học phần 2 |
26. | Tiếng Trung học phần 3 |
2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp | |
2.1. Kiến thức cơ sở ngành | |
Bắt buộc | |
27. | Khoa học chính sách công |
28. | Quản trị học |
29. | Kinh tế vi mô |
30. | Kinh tế vĩ mô |
Tự chọn | |
31. | Kinh tế tài nguyên và môi trường |
32. | Lịch sử kinh tế quốc dân |
33. | Kinh tế quốc tế |
34. | Nhà nước và pháp luật |
35. | Phân tích chính sách |
36. | Quản trị kinh doanh |
2.2. Kiến thức ngành | |
Bắt buộc | |
37. | Thực tế Chính trị – Xã hội |
38. | Lãnh đạo và quản lý khu vực công |
39. | Quản trị chất lượng khu vực công |
40. | Quản lý chiến lược trong khu vực công |
41. | Dịch vụ công |
42. | Đạo dức công vụ |
43. | Kỹ năng Giao tiếp và đàm phán |
44. | Khoa học tổ chức |
45. | Quản trị báo chí và truyền thông |
46. | Kiến tập nghề nghiệp |
Tự chọn | |
47. | Kỹ năng lập KH và ra quyết định quản lý |
48. | Điều hành công sở |
49. | Quản lý nhà nước về xã hội |
50. | Các ngành luật cơ bản của Việt Nam |
51. | Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường |
52. | Kỹ năng soạn thảo văn bản |
53. | Tâm lý học lãnh đạo quản lý |
54. | Nguyên lý Kế toán |
55. | Tổ chức sự kiện |
2.4. Kiến thức chuyên ngành | |
Bắt buộc | |
56. | Quản trị địa phương |
57. | Quản lý tài chính công |
58. | Quản lý nhân sự khu vực công |
59. | Tiếng Anh chuyên ngành Quản lý công |
60. | Thực tập cuối khóa |
61. | Khóa luận |
Học phần thay thế khóa luận | |
62. | Quản trị dự án đầu tư công |
63. | Quản lý xung đột và thay đổi khu vực công |
Tự chọn | |
64. | Quản lý nhà nước về khoa họcvà công nghệ |
65. | Quản trị tài chính doanh nghiệp |
66. | Chính sách đối ngoại |
67. | Hệ thống chính trị và quy trình chính sách |
68. | Kinh tế phát triển |
69. | Quản lý thuế |
Theo Học viện Báo chí và Tuyên truyền
3. Các khối thi vào ngành Quản lý công
– Mã ngành Quản lý công: 7340403
– Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Quản lý công thuộc các khối thi sau:
- Khối A (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
- Khối A1( Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
- Khối C (Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
- Khối D (Toán, Văn,Tiếng Anh)
4. Điểm chuẩn ngành Quản lý công
Ngành Quản lý công ở nước ta hiện nay có ít trường đại học đào tạo nên đầu vào tương đối cao khoảng 20 điểm.
5. Các trường đào tạo ngành Quản lý công
Các trường đào tạo ngành Quản lý công gồm:
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Đại học kinh tế – Luật – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
6. Cơ hội việc làm ngành Quản lý công
Sau khi hoàn thành các chương trình đào tạo bạn sẽ có cơ hội việc làm trong ngành Quản lý công tại những cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế – xã hội thuộc khu vực nhà nước.
- Quản lý bộ máy nhà nước Trung ương và địa phương: Tham gia quản lý các cơ quan, doanh nghiệp tại khu vực công. Tham gia các tổ chức xã hội, các đơn vị hoạt động của Nhà nước.
- Làm việc tại các trường Đại học, viện nghiên cứu nhà nước, tham gia các tổ chức nhà nước về tư vấn kinh tế – xã hội.
- Tham gia quản lý trực tiếp các dự án của Nhà nước: Quản lý dự án công như công trình xây dựng, công trình nghiên cứu…
- Làm việc trong các doanh nghiệp công ty, các tổ chức tài chính, tín dụng của Nhà nước.
- Làm nghiên cứu viên về khoa học Hành chính, khoa học Quản lý ở các cơ sở nghiên cứu Nhà nước, hay các cơ quan tham mưu hoạch định chiến lược, chính sánh của Đảng và Nhà nước.
- Giảng viên: Nếu bạn có năng lực có thể làm giảng viên giảng dạy tại trường về khoa học, hành chính, quản lý…
7. Mức lương ngành Quản lý công
Ngành Quản lý công chuyên đào tạo quản lý hành chính Nhà nước, nên mức lương cơ bản sẽ được phân bổ theo đúng bậc lương quy định của Nhà nước. Thông thường sẽ là bậc lương cơ bản + thêm thưởng + phụ cấp theo ngành.
8. Những tố chất cần có của ngành Quản lý công
Quản lý công là ngành chuyên về quản lý ở khu vực nhà nước từ Trung ương đến địa phương nên bạn phải đảm bảo có đủ những tố chất sau:
- Về kiến thức: Phải hiểu biết sâu sắc về mục tiêu, đối tượng và phương pháp Quản lý công và các phạm vi có thể ảnh hưởng.
- Kiến thức chuyên sâu về công tác lãnh đạo, quản lý đặc biệt là quản lý nhà nước.
- Kiến thức về khái niệm liên quan đến Quản lý công với các ngành khoa học xã hội khác
- Về kỹ năng: Có khả năng tham gia vào khâu tổ chức bộ máy Nhà nước và điều hành bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
- Khả năng tư duy, sáng tạo và tìm kiếm phương pháp hiệu quả cho lãnh đạo
- Kỹ năng phân tích và xử lý thông tin tốt, phục vụ khi cần thiết cho các lãnh đạo và quản lý nhà nước.
- Kỹ năng giao tiếp tốt trong tổ chức và ngoài xã hội.
- Về thái độ: Luôn đề cao vai trò của Quản lý công trong các hoạt động của cơ quan Nhà nước.
- Nghiêm túc, đúng đắn trong công việc. Biết phối hợp nhịp nhàng giữa Quản lý công và quản lý các tổ chức kinh tế -xá hội khác.
Trên đây là những thông tin tổng quan về ngành Quản lý công để các bạn tham khảo, mong rằng sẽ giúp các bạn định hướng được tương lai nghề nghiệp của mình thật đúng đắn.