Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc thành phố Hà Nội ( CDD0126)
Đường Uy Nỗ, thị trấn Đông Anh, Đông Anh, Hà Nội (Xem bản đồ)Lịch sử hình thành – Vị trí địa lý:
Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc thành phố Hà Nội được thành lập theo Quyết định số: 1965/QĐ – BLĐTBXH ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc thành phố Hà Nội là đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc sự quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Vị trí địa lý của Nhà trường thuộc phía Bắc của Thủ đô, gần các khu công nghiệp như: Khu công nghiệp Nội Bài; khu công nghiệp Bắc Thăng Long; Khu công nghiệp Quang Minh; khu công nghiệp Quế Võ; Khu công nghiệp Yên Phong và cạnh hệ thống các công ty trên địa bàn huyện Đông Anh. Hệ thống giao thông thuận tiện, đặc biệt gần các tuyến xe buýt số: 15, 17, 43, 46, 53, 59, 61 …và các tuyến xe đi ngoại tỉnh.
Nguồn vốn đầu tư:
Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc thành phố Hà Nội được thành phố Hà Nội đầu tư xây dựng với số vốn trên 350 tỷ đồng và là trường duy nhất của thành phố Hà Nội được Chính phủ Hàn Quốc đầu tư 6 triệu USD phục vụ trang thiết bị, máy móc, chương trình, giáo trình đào tạo 06 nghề đạt Chuẩn Hàn Quốc: Cắt gọt kim loại; Hàn; Công nghệ ô tô; Điện công nghiệp; Điện tử công nghiệp; Cơ điện tử.
Khuôn viên của Nhà trường:
Khuôn viên Nhà trường diện tích 7,1 ha được thiết kế và xây dựng các công trình phụ trợ theo mô hình các Trường dạy nghề của Hàn Quốc: Hệ thống nhà xưởng thực hành, lý thuyết hiện đại đầy đủ các trang thiết bị do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ; Khu ký túc xá khang trang, tiện nghi (Giường, tủ, công trình phụ khép kín, nước nóng, Wifi …); Hội trường, nhà thể chất với 500 chỗ ngồi; Hệ thống thư viện điện tử hiện đại …
Chức năng – Nhiệm vụ:
Chức năng
– Đào tạo nguồn nhân lực thuộc các ngành nghề khối cơ khí, điện, điện tử, công nghệ ô tô và công nghệ thông tin trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề; đào tạo các ngành nghề theo nhu cầu doanh nghiệp, mở rộng những ngành nghề đào tạo khác khi có đủ điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên và theo nhu cầu của thị trường lao động;
– Đào tạo và tổ chức xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động đi Hàn Quốc
– Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất, dịch vụ khoa học, kỹ thuật gắn với thực tập của sinh viên, học sinh theo quy định của pháp luật;
– Kết hợp với các đơn vị sản xuất kinh doanh đào tạo theo đơn đặt hàng, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng theo chuyên đề, bồi dưỡng nâng bậc thợ;
– Tổ chức đào tạo liên thông các ngành nghề đào tạo tại trường;
– Liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng trong khu vực tổ chức đào tạo các ngành, nghề mà địa phương có nhu cầu.
Đánh giá