Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng

Trường Đại học Bách khoa (BKĐN; tiếng Anh: Da Nang University of Science and Technology – DUT) là trường đại học đầu ngành về lĩnh vực kỹ thuật ở miền Trung Việt Nam, có trụ sở tại Đà Nẵng, Việt Nam. Trường DUT được xem là trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ hàng đầu khu vực miền Trung Việt Nam, trực thuộc Đại học Đà Nẵng và được xếp vào nhóm các đại học trọng điểm quốc gia.

Năm 2017, trường trở thành 1 trong 4 trường đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu do Hội đồng cấp cao đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học châu Âu (HCERES) công nhận.

Lịch sử

Khu Hiệu bộ – Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng

Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng tiền thân là Viện Đại học Đà Nẵng, được thành lập năm 1975 và chính thức mang tên Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng từ năm 1976. Các giai đoạn phát triển chính:

1975:

  • Ngày 15 tháng 7 năm 1975, Viện Đại học Đà Nẵng được thành lập theo quyết định số 66/QĐ của Ủy ban nhân dân Cách mạng khu Trung Trung Bộ. Bao gồm các khoa: khoa Dự bị, khoa Điện, khoa Cơ khí và khoa Kinh tế. Khu A hiện nay trước năm 1975 vốn là Đại chủng viện Hòa Bình, phân khoa Triết học của Đại chủng viện Xuân Bích Huế tại Đà Nẵng. Ngày nay, một dãy nhà cổ của Đại chủng viện được giữ lại và là nơi làm việc của Ban giám hiệu nhà trường

1976–1993:

  • Tháng 10 năm 1976, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 426/TTg thành lập trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng trên cơ sở của Viện Đại học Đà Nẵng. Thành lập khoa Cơ bản, khoa Xây dựng.
  • Năm 1978, thành lập khoa Hoá.
  • Năm 1986, khoa Kinh tế tách ra thành phân hiệu Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
  • Năm 1988, thành lập khoa Năng lượng.

1994–2003: 

  • Năm 1994, theo nghị định số 32/CP ngày 4 tháng 4 năm 1994 của chính phủ thành lập DUT, trong đó trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng trở thành trường Đại học Kỹ thuật – một trong những trường thành viên của Đại học Đà Nẵng. Trường Đại học Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng bao gồm các khoa kỹ thuật và đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất kế thừa từ trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng.
  • Năm 1995, khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, khoa Xây dựng Cầu – Đường và khoa Xây dựng Thủy lợi – Thủy điện được hình thành từ khoa Xây dựng. Thành lập các khoa Công nghệ Nhiệt – Điện lạnh, khoa Cơ sở Kỹ thuật và khoa Công nghệ Thông tin – Điện tử Viễn thông.
  • Năm 1997, thành lập khoa Sư phạm Kỹ thuật.
  • Năm 1999, Chương trình đào tạo Kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) đi vào hoạt động.

2004–nay: 

  • Năm 2004, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định số 1178/QĐ-BGD&ĐT-TTCB đổi tên trường Đại học Kỹ thuật Đà Nẵng thành trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng. Khoa Công nghệ Thông tin – Điện tử Viễn thông được tách ra thành lập hai khoa mới: khoa Công nghệ Thông tin và khoa Điện tử – Viễn thông.
  • Năm 2005, khoa Cơ khí Giao thông được thành lập.
  • Năm 2006, Chương trình đào tạo đại học tiên tiến Advanced Program đi vào hoạt động.
  • Năm 2007, thành lập hai khoa mới: khoa Môi trường và khoa Quản lý Dự án.
  • Năm 2012, thành lập khoa Kiến trúc (được tách ra từ bộ môn Kiến trúc – Quy hoạch, khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp).
  • Năm 2017, thành lập khoa Khoa học Công nghệ tiên tiến trên cơ sở sáp nhập Chương trình đào tạo Kỹ sư chất lượng cao (PFIEV), Chương trình đào tạo kỹ sư tiên tiến Việt – Mỹ và Trung tâm Xuất sắc.

Chất lượng đào tạo

Đội ngũ giảng viên

Trường hiện có đội ngũ giảng viên cơ hữu với gần 700 cán bộ, công chức, trong đó có 63 Giáo sư và Phó Giáo sư, 295 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ, 365 Thạc sĩ, 205 Giảng viên cao cấp và Giảng viên chính, 320 Giảng viên. Ngoài ra, có khoảng 300 giảng viên thỉnh giảng là các chuyên gia, cán bộ nghiên cứu đến từ các Viện nghiên cứu, trường đại học uy tín trong và ngoài nước.

Cơ sở vật chất

Diện tích khuôn viên trường hiện nay khoảng 540.900m². Gồm 1 khu nhà hiệu bộ, 8 khu giảng đường với hơn 200 phòng học lớn, 75 phòng thí nghiệm, 8 xưởng thực tập và 20 phòng máy vi tính với hơn 1.000 máy hoạt động thường xuyên.

Một số phòng thí nghiệm tiêu biểu của nhà trường hiện nay như Phòng thực hành Nhúng NOKIA, Phòng thí nghiệm Tự động hóa, Phòng thí nghiệm Plasma, Phòng thí nghiệm Động cơ – Ô tô, Phòng thí nghiệm Cơ khí Hàng không – Vũ trụ, Phòng thí nghiệm Cơ Điện tử, Phòng thí nghiệm Điện tử – Viễn thông, Phòng thí nghiệm Nhiệt – Lạnh, Phòng thí nghiệm Điện – Điện tử, Phòng thí nghiệm Khoa học Xây dựng, Phòng thí nghiệm Hoá – Sinh… Thư viện điện tử lớn và hiện đại nhất miền Trung (với 10.000 chỗ ngồi đọc sách, 450 máy tính nối mạng, 105.000 bản sách với 22.000 đầu sách) đã được đầu tư và đưa vào sử dụng một cách hiệu quả, góp phần đắc lực để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên nhà trường.

Hiệu trưởng qua các thời kỳ

Khu F – Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng
STT Hiệu trưởng Thời gian
1 PGS, TS. Lý Ngọc Sáng 1975 – 1988
2 GS, TSKH. Phan Kỳ Phùng 1988 – 1995
3 PGS, TS. Phạm Phú Lý 1995 – 2004
4 GS, TSKH. Bùi Văn Ga 2004 – 2006
5 GS, TS. Trần Văn Nam 2006 – 2010
6 GS, TS. Lê Kim Hùng 2010 – 2017
7 PGS, TS. Đoàn Quang Vinh 2017 – 2022
8 PGS, TS. Nguyễn Hữu Hiếu 2022 – nay
Thông tin tuyển sinh 2024 (dự kiến).

1. Thời gian xét tuyển

Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển:

  • Xét tuyển thẳng: Từ ngày 15/04 đến 17h00 ngày 31/05/2023.
  • Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh đăng ký trên Cổng thông tin tuyển sinh và theo kế hoạch tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT.
  • Xét tuyển theo phương thức Tuyển sinh riêng: Từ ngày 15/04 đến 17h00 ngày 31/05/2023.
  • Xét học bạ: Từ ngày 15/04 đến hết ngày 31/05/2023.
  • Xét kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Tp. HCM tổ chức: Từ ngày 15/04 đến hết ngày 31/05/2023.
  • Xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức: Thí sinh đăng ký trên Cổng thông tin tuyển sinh và theo kế hoạch tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT.
  • Đối với ngành Kiến trúc: Từ ngày 15/04 đến ngày 15/05/2023.

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023 và trước năm 2023, có môn thi/môn xét tuyển phù hợp với tổ hợp xét tuyển.

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trong cả nước.

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển  

  • Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Xét tuyển theo phương thức tuyển sinh riêng của Trường.
  • Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (xét tuyển học bạ).
  • Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP.HCM tổ chức.
  • Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.
  • Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT năm 2023.

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện ĐKXT

  • Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện ĐKXT từng phương thức.
Điểm chuẩn Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng các năm gần đây.

Điểm chuẩn của Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng như sau:

Ngành Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Xét theo KQ thi THPT Xét theo học bạ Xét theo KQ thi THPT Xét theo học bạ Xét theo KQ thi THPT
Công nghệ sinh học 20 23 25,75 24 26,92 22,75
Công nghệ sinh học

(chuyên ngành Công nghệ sinh học y dược)

22,8
Công nghệ thông tin (Chất lượng cao, Đặc thù – Hợp tác doanh nghiệp) 23 25,65 26
Công nghệ thông tin (Chất lượng cao – ngoại ngữ Nhật) 23,5 25,65 25,50 26,1
Công nghệ thông tin (Đặc thù – Hợp tác doanh nghiệp) 27,5 27,20 26,65
Công nghệ thông tin (Đặc thù – Hợp tác doanh nghiệp), chuyên ngành Khoa học dữ liệu và trid tuệ nhân tạo 26,5
Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng 18,5 19,3 18 20,05 20,61 15
Công nghệ chế tạo máy 20,5 24 22 23,85 25,74 22,5
Quản lý công nghiệp 18 23 20 23,85 26,25 21,5
Kỹ thuật cơ khí – chuyên ngành Cơ khí động lực 24,65 24,50 24,75 26,89 21,5
Kỹ thuật cơ khí – chuyên ngành Cơ khí hàng không 22,15
Kỹ thuật cơ khí – chuyên ngành Cơ khí động lực (Chất lượng cao) 16,5 20 18 23,10 23,92
Kỹ thuật cơ điện tử 25,5 25 25,65 27,37 24,45
Kỹ thuật cơ điện tử (Chất lượng cao) 19,5 23,25 19 23,50 25,08
Kỹ thuật nhiệt (Nhiệt điện lạnh, Kỹ thuật năng lượng & môi trường) 22,25 21 23,65 24,18 16,45
Kỹ thuật nhiệt (Chất lượng cao) 15,5 16,15 16 17,65 18,10
Kỹ thuật tàu thủy 16,15 17,5 16 18,05 17,53 15
Kỹ thuật điện 24,35 24,50 25,00 26,85 21,5
Kỹ thuật điện (Chất lượng cao) 17 19,5 18 21,00 23,63
Kỹ thuật điện tử & viễn thông 24,5 25 25,25 27,15 23,5
Kỹ thuật điện tử & viễn thông (Chất lượng cao) 17 19,8 18 21,50 24,37
Kỹ thuật điều khiển & tự động hóa 26,55 27,50 26,50 28,40 25,2
Kỹ thuật điều khiển & tự động hóa (Chất lượng cao) 21,25 24,9 24 24,70 26,76
Kỹ thuật hóa học (2 chuyên ngành: Silicate, Polymer) 17,5 21 18 23,25 25,43 20,05
Kỹ thuật môi trường 16,55 16 16,85 21,16 15
Kỹ thuật môi trường (Chất lượng cao) 16,45
Công nghệ dầu khí và khai thác dầu 20,5 23 23 25,09 20,8
Công nghệ thực phẩm 24,5 25,75 25,15 27,25 19,25
Công nghệ thực phẩm (Chất lượng cao) 17,55 18 19,65 24,21
Kiến trúc (Chất lượng cao) 19,5 21,5 18 22,00
Kiến trúc 21,85 18 23,25 19,15
Kỹ thuật xây dựng – chuyên ngành Xây dựng dân dụng & công nghiệp 23,75 22,75 23,45 26,38 18,1
Kỹ thuật xây dựng – chuyên ngành Xây dựng dân dụng & công nghiệp (Chất lượng cao) 16,1 17,1 18 18,00 18,94
Kỹ thuật xây dựng – chuyên ngành Tin học xây dựng 20 20,9 20 22,55 23,63 16
Kỹ thuật xây dựng – chuyên ngành Kỹ thuật và quản lý xây dựng đô thị thông minh 15
Kỹ thuật xây dựng – chuyên ngành Mô hình thông tin và trí tuệ nhân tạo trong xây dựng 15
Kỹ thuật xây dựng công trình thủy 17,6 16 18,40 17,80 15
Kỹ thuật xây dựng công trình thủy (Chất lượng cao) 16,8
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 19,3 18 21,00 22,48 15
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (Chất lượng cao) 15,3 16,75 18 16,70 19,65
Kinh tế xây dựng 22,1 23 23,75 26,10 19
Kinh tế xây dựng (Chất lượng cao) 15,5 18,5 18 19,25 20,15
Quản lý tài nguyên & môi trường 17,5 18,2 18 19,00 23,24 15
Chương trình tiên tiến Việt – Mỹ ngành Điện tử viễn thông 15,11 16,88 18 21,04 21,05 15,86
Chương trình tiên tiến Việt – Mỹ ngành Hệ thống nhúng và IoT 15,34 18,26 18 19,28 21,05 16,16
Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt – Pháp 17,55 18,88 18 20,50 19,48 22,25
Công nghệ dầu khí và khai thác dầu (Chất lượng cao) 16,2
Kỹ thuật hệ thống công nghiệp 15,25 17,5 16 22,50 17,27 15
Kỹ thuật cơ sở hạ tầng 15,35 15,5 16 17,05 17,40 15
Công nghệ thông tin (Chất lượng cao, Đặc thù – Hợp tác doanh nghiệp), chuyên ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo 25,65 25,10
Kỹ thuật cơ khí – chuyên ngành Cơ khí hàng không 24 26 23,80 26,48
Kỹ thuật máy tính 25,65 26 25,85 28,04 26
Kỹ thuật ô tô 25,00 25,2
Danh sách các ngành đào tạo
STT Tên ngành/ Chuyên ngành Mã ĐKXT Tên phương thức xét tuyển Tổ hợp môn xét tuyển
Tuyển thẳng Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023 Xét học bạ Tuyển sinh riêng ĐGNL ĐGTD
I.1 Máy tính và công nghệ thông tin 748
1 Công nghệ thông tin
(Đặc thù – Hợp tác doanh nghiệp)
7480201 4 136 0 50 15 5 Toán-Lý-Hóa

Toán-Lý-Tiếng Anh

2 Công nghệ thông tin
(Ngoại ngữ Nhật)
7480201A 2 73 0 25 5 5 Toán-Lý-Hóa

Toán-Lý-Tiếng Anh

Toán-Lý-Tiếng Nhật

3 Công nghệ thông tin
(Đặc thù – Hợp tác doanh nghiệp), chuyên ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo
7480201B 2 43 0 10 3 2 Toán-Lý-Hóa

Toán-Lý-Tiếng Anh

4 Kỹ thuật máy tính 7480106 2 36 7 10 3 2 Toán-Lý-Hóa

Toán-Lý-Tiếng Anh

I.2 Khoa học sự sống 742
5 Công nghệ sinh học 7420201 2 41 11 6 3 2 Toán-Lý-Hóa

Toán-Lý-Tiếng Anh

Toán-Hóa-Sinh

6 Công nghệ sinh học, chuyên ngành Công nghệ sinh học Y Dược 7420201A 1 30 5 5 2 2 Toán-Hóa-Lý

Toán-Hóa-Tiếng Anh

Toán-Hóa-Sinh

I.3 Công nghệ kỹ thuật 751
7 Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng 7510105 1 37 17 3 2 0 Toán-Lý-Hóa

Toán-Lý-Tiếng Anh

8 Công nghệ chế tạo máy 7510202 2 125 18 20 10 5 Toán-Lý-Hóa

Toán-Lý-Tiếng Anh

9 Quản lý công nghiệp 7510601 1 89 20 5 5 0 Toán-Lý-Hóa

Toán-Lý-Tiếng Anh

10 Công nghệ dầu khí và khai thác dầu 7510701 1 32 7 3 2 0 Toán-Hóa-Lý

Toán-Hóa-Tiếng Anh

I.4 Kỹ thuật 752
11 Kỹ thuật Cơ khí, chuyên ngành Cơ khí động lực 7520103A 2 98 20 15 3 2 Toán-Lý-Hóa

Toán-Lý-Tiếng Anh

12 Kỹ thuật Cơ điện tử 7520114 2 128 20 25 3 2 Toán-Lý-Hóa

Toán-Lý-Tiếng Anh

13 Kỹ thuật nhiệt 7520115 2 61 20 5 2 0 Toán-Lý-Hóa

Toán-Lý-Tiếng Anh

14 Kỹ thuật Tàu thủy 7520122 1 19 20 3 2 0 Toán-Lý-Hóa

Toán-Lý-Tiếng Anh

15 Kỹ thuật Điện 7520201 2 163 40 25 5 5 Toán-Lý-Hóa

Toán-Lý-Tiếng Anh

16 Kỹ thuật điện tử – viễn thông 7520207 2 143 30 15 5 5 Toán-Lý-Hóa

Toán-Lý-Tiếng Anh

17 Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa 7520216 2 88 25 25 5 5 Toán-Lý-Hóa

Toán-Lý-Tiếng Anh

18 Kỹ thuật hóa học 7520301 1 67 15 5 2 0 Toán-Lý-Hóa

Toán-Hóa-Tiếng Anh

19 Kỹ thuật môi trường 7520320 1 19 20 3 2 0 Toán-Lý-Hóa

Toán-Hóa-Tiếng Anh

Toán-Hóa-Sinh

20 Kỹ thuật hệ thống công nghiệp 7520118 1 39 15 3 2 0 Toán-Lý-Hóa

Toán-Lý-Tiếng Anh

21 Kỹ thuật Cơ khí, chuyên ngành Cơ khí hàng không 7520103B 1 34 5 5 3 2 Toán-Lý-Hóa

Toán-Lý-Tiếng Anh

22 Kỹ thuật ô tô 7520130 2 51 0 5 2 0 Toán-Lý-Hóa

Toán-Lý-Tiếng Anh

23 Chương trình tiên tiến Việt-Mỹ ngành Điện tử viễn thông 7905206 2 18 15 5 3 2 Tiếng Anh*2+Toán+Lý

Tiếng Anh*2+Toán+Hóa

24 Chương trình tiên tiến Việt-Mỹ ngành Hệ thống Nhúng và IoT 7905216 2 18 15 5 3 2 Tiếng Anh*2+Toán+Lý

Tiếng Anh*2+Toán+Hóa

25 Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt – Pháp (PFIEV), gồm 3 chuyên ngành:

  • Ngành Kỹ thuật cơ khí, chuyên ngành Sản xuất tự động;
  • Ngành Kỹ thuật điện, chuyên ngành Tin học công nghiệp;
  • Ngành Công nghệ thông tin, chuyên ngành Công nghệ phần mềm.
PFIEV 2 73 30 10 3 2 Toán*3+Lý+Hóa

Toán*3+Lý*2+Tiếng Anh

I.5 Sản xuất và chế biến 754
26 Công nghệ thực phẩm 7540101 1 101 25 10 3 0 Toán-Hóa-Lý

Toán+Hóa+Tiếng Anh

I.6 Kiến trúc và xây dựng 758
27 Kiến trúc 7580101 1 69 20 10 0 0 Vẽ MT+Toán+Lý

Vẽ MT+Toán+Văn

Vẽ MT+Toán+Tiếng Anh

28 Kỹ thuật xây dựng, chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp 7580201 2 133 40 15 5 5 Toán+Lý+Hóa

Toán+Lý+Tiếng Anh

 

29 Kỹ thuật xây dựng, chuyên ngành Tin học xây dựng 7580201A 1 58 15 4 2 0 Toán+Lý+Hóa

Toán+Lý+Tiếng Anh

30 Kỹ thuật xây dựng, chuyên ngành Kỹ thuật và quản lý xây dựng đô thị thông minh 7580201B 1 19 20 3 2 0 Toán+Lý+Hóa

Toán+Lý+Tiếng Anh

 

31 Kỹ thuật xây dựng, chuyên ngành Mô hình thông tin và trí tuệ nhân tạo trong xây dựng 7580201C 1 19 20 3 2 0 Toán+Lý+Hóa

Toán+Lý+Tiếng Anh

32 Kỹ thuật xây dựng công trình thủy 7580202 1 19 20 3 2 0 Toán-Lý-Hóa

Toán-Lý-Tiếng Anh

33 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 7580205 1 64 30 5 5 0 Toán-Lý-Hóa

Toán-Lý-Tiếng Anh

 

34 Kinh tế xây dựng 7580301 1 84 20 10 5 0 Toán-Lý-Hóa

Toán-Lý-Tiếng Anh

35 Kỹ thuật cơ sở hạ tầng 7580210 1 24 15 3 2 0 Toán-Lý-Hóa

Toán-Lý-Tiếng Anh

I.7 Môi trường và bảo vệ môi trường 785
36 Quản lý tài nguyên và môi trường 7850101 1 34 20 3 2 0 Toán-Hóa-Lý

Toán-Hóa-Tiếng Anh

Toán-Hóa-Sinh

Học phí của Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng

Mức học phí của các chương trình đào tạo như sau:

Chương trình đào tạo Học phí (đồng/ năm/ sinh viên) và lộ trình tăng học phí cho từng năm
2023-2024 2024-2025 2025-2026 2026-2027 2027-2028
Nhóm ngành 1
(Kỹ thuật Tàu thủy, Kỹ thuật Môi trường, Kỹ thuật Công trình Thủy, Xây dựng Công trình Giao thông, Giảm lý Tài nguyên và Môi trường, Kỹ thuật Cơ sở Hạ tầng, Kỹ thuật hệ thống Công nghiệp, Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng, Kỹ thuật xây dựng chuyên ngành Kỹ thuật và quản lý xây dựng đô thị thông minh)
21.750.000 Theo quy định của Nhà nước
Nhóm ngành 2
(Các ngành còn lại)
26.100.000 Theo quy định của Nhà nước
Chương trình tiên tiến 34.000.000
PFIEV 21.750.000

 

Ghi chú: Các chương trình đào tạo được tổ chức theo hình thức tín chỉ nên đơn giá học phí mỗi tín chỉ được quy đổi từ mức học phí theo thời gian ở trên. Học phí mỗi học kỳ phụ thuộc vào số tín chỉ sinh viên đăng ký học.

[wp-review]

Trả lời