Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội

Giới thiệu chung :

Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội là trường công lập theo định hướng ứng dụng, tiền thân là trường Đào tạo Bồi dưỡng Kỹ thuật Nghiệp vụ May mặc được thành lập theo Quyết định số 27/NT ngày 19/01/1967 của Bộ trưởng Bộ Nội thương. Trải qua nhiều lần đổi tên và nâng cấp, tại Quyết số 769/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/6/2015 Trường được nâng cấp thành trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội.

Trước những yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã đặt ra cho mình tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi và triết lý giáo dục.

Tầm nhìn:

Đến năm 2045 trở thành cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng hàng đầu của Việt Nam, tiên phong trong lĩnh vực dệt may, phục vụ yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.

Sứ mạng:

Đào tạo nguồn nhân lực định hướng ứng dụng có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, chuyên nghiệp trong môi trường toàn cầu; có năng lực nghiên cứu, tổ chức sản xuất thử nghiệm và chuyển giao công nghệ phục vụ ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dệt may.

Giá trị cốt lõi:

Chất lượng – Năng động – Đáp ứng nhu cầu xã hội.

Đào tạo :

Hiện nay, Nhà trường đang đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật với 09 ngành trình độ đại học, 02 ngành trình độ cao đẳng, với quy mô khoảng 5000 sinh viên hệ chính quy, cụ thể:

Trình độ đại học:

  •  Công nghệ may.
  •  Công nghệ sợi, dệt.
  •  Quản lý công nghiệp.
  •  Marketing.
  • Công nghệ kỹ thuật cơ khí.
  •  Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử.
  •  Thiết kế thời trang.
  •  Kế toán
  •  Thương mại điện tử

 Trình độ cao đẳng:

  •  Công nghệ may.
  •  Sửa chữa thiết bị may.

 Bên cạnh đào tạo chính quy, Nhà trường thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng theo nhu cầu của doanh nghiệp như:

1. Giám đốc nhà máy thành viên
2. Cán bộ quản lý và triển khai đơn hàng may công nghiệp
3. Thiết kế thời trang kỹ  thuật số
4. In, nhuộm vải bằng phương pháp thủ công
5. Cán bộ IE
6. Kỹ năng mềm cho tổ trưởng tổ sản xuất
7. Quản lý tổ sản xuất ngành may
8. Quản lý chất lượng sản phẩm may
9. Kỹ thuật chuyền may
10. Kỹ thuật thiết kế dây chuyền  may công nghiệp
11. Phát triển mẫu đầm thời trang theo kỹ thuật draping

Đội ngũ giáo viên :

Trong những năm vừa qua đội ngũ giảng viên của Nhà trường được quan tâm và đầu tư thích đáng, điều đó đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò Nhà trường. Với đội ngũ giảng viên hiện tại là 266 người, trên  80% giảng viên có  trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Ngoài ra, 100% giảng viên của trường đã có kinh nghiệm công tác tại doanh nghiệp từ 3-5 năm. Đây là nhân tố quyết định đảm bảo sinh viên của trường được trang bị kỹ năng thực hành đúng với chuẩn của doanh nghiệp.

Cơ sở vật chất :

Trải qua nhiều thế hệ, với quy mô ngày càng phát triển, Nhà trường luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu. Hiện Nhà trường có 2 cơ sở giảng dạy: cơ sở 1 đặt tại xã Lệ Chi – Gia Lâm – Hà Nội, cơ sở 2 đặt tại xã Xuân Lâm – Thuận Thành – Bắc Ninh. Hai cơ sở cách nhau 700m dọc quốc lộ 17, nằm giữa khu vực kinh tế phát triển năng động nhất phía Bắc là: trục kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương; Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang.

Nhà trường có tổng diện tích 60.000m2, bao gồm các khu giảng đường với 88 phòng học các loại; trung tâm thông tin thư viện – 2.500m2; 42 phòng học thực hành may; 11 phòng học máy tính; 8 phòng học thiết kế thời trang và 1 sàn catwalk; 2 phòng đa phương tiện dành cho học tiếng Anh; 1 phòng studio dành cho e-learning; các xưởng thực hành cơ điện – 1.000m2, xưởng sản xuất dịch vụ – 5.000m2; khu ký túc xá khoảng 2.500-3000 HSSV; nhà thể chất đa năng – 800m2; 2 nhà ăn tập thể; khu giáo dục thể chất 5.000m2.

Thông tin tuyển sinh 2024 (dự kiến).

1. Thời gian tuyển sinh

 

– Phương thức xét tuyển học bạ THPT; xét điểm thi ĐGNL; tuyển thẳng theo phương án riêng:

Các đợt nhận hồ sơ
(Dự kiến)
Thời gian Ghi chú
Đợt 1 Từ 15/2/2023 đến hết 31/5/2023
Thí sinh nộp hồ sơ đợt trước 31/3/2023 được giảm 10% học phí học kỳ I năm học 2023-2024
Đợt 2 Từ 01/6/2023 đến hết 25/7/2023
Thời gian xét tuyển có thể thay đổi. Trước mỗi đợt xét tuyển Nhà trường sẽ có thông báo riêng.
Đợt 3 Từ 26/7/2023 đến hết 15/9/2023
Đợt 4 Từ 16/9/2023 đến hết 30/9/2023

– Phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT: Thực hiện theo quy định của BGDĐT.

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trên cả nước.

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển

 

  • Phương thức 1 (Mã 100): Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
  • Phương thức 2 (Mã 200): Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (xét học bạ THPT).
  • Phương thức 3 (Mã 303): Xét tuyển thẳng theo phương án riêng.
  • Phương thức 4 (Mã 402): Xét tuyển điểm bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Phương thức 5 (Mã 405): Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 của các môn trong tổ hợp đăng ký xét tuyển và điểm thi năng khiếu được tổ chức tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (dự kiến tổ chức thi vào tháng 7/2023).
  • Phương thức 6 (Mã 406): Xét kết quả học tập THPT của các môn trong tổ hợp đăng ký xét tuyển và điểm thi năng khiếu được tổ chức tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (dự kiến tổ chức thi vào tháng 7/2023).

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện ĐKXT

– Phương thức 1 (Mã 100):

  • Thí sinh cần tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 và có điểm thi đạt từ ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào do HTU quy định sẽ thông báo sau khi có kết quả thi.

– Phương thức 2 (Mã 200)

  • Thí sinh có thể xét tuyển theo Điểm học bạ lớp 11 và học kỳ I lớp 12 theo tổ hợp các môn đăng ký HOẶC Điểm học bạ lớp 12 theo tổ hợp các môn đăng ký.
  • Ngưỡng đảm bảo chất lượng sẽ thông báo cụ thể trên webiste.

– Phương thức 3 (Mã 303)

Thí sinh đạt một trong những điều kiện sau:

  • Có kết quả học tập năm lớp 11 đạt loại giỏi trở lên.
  • Có kết quả học tập học kỳ 2 năm lớp 11 và học kì 1 năm lớp 12 đạt loại giỏi trở lên.
  • Có kết quả học tập năm lớp 12 đạt loại giỏi trở lên.
  • Có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế TOEIC hoặc TOEFL đạt 550 trở lên hoặc IELTS từ 5,5 trở lên và tương đương. Thí sinh trúng tuyển và nhập học xét theo chứng chỉ tiếng anh quốc tế được nhận học bổng 15 triệu đồng.

– Phương thức 4 (Mã 402)

  • Nhà trường sẽ thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sau khi có kết quả thi.

– Phương thức 5 (Mã 405):

  • Đối với các môn văn hóa: Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT của môn theo tổ hợp đăng ký xét tuyển. Các môn văn hóa trong tổ hợp để xét tuyển gồm: Toán, Vật lý và Ngữ văn.
  • Đối với các môn năng khiếu: Trường tổ chức thi năng khiếu đối với thí sinh đăng ký tổ hợp có môn thi năng khiếu (V00, V01, H00) để xét tuyển.

Nhà trường sẽ thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sau khi có kết quả thi.

– Phương thức 6 (Mã 406):

  • Đối với các môn văn hóa: Sử dụng điểm tổng kết năm lớp 11 và HK1 lớp 12 hoặc điểm tổng kết năm học lớp 12 trong học bạ THPT của môn theo tổ hợp đăng ký xét tuyển. Các môn văn hóa trong tổ hợp để xét tuyển gồm: Toán, Vật lý, Ngữ văn.
  • Đối với các môn năng khiếu: Trường tổ chức thi năng khiếu đối với thí sinh đăng ký tổ hợp có môn thi năng khiếu (V00, V01, H00) để xét tuyển .

Các môn năng khiếu sử dụng để xét tuyển gồm: Vẽ Mỹ thuật, Bố cục màu.

Nhà trường sẽ thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sau khi có kết quả thi.

Điểm chuẩn Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội các năm gần đây.

Điểm chuẩn của trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội

 

Ngành

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Xét theo học bạ Xét theo điểm thi THPT QG Xét theo KQ thi THPT Xét theo học bạ
(Đợt 1)
Xét theo KQ thi THPT Xét theo học bạ
(Đợt 1)
Xét theo KQ thi THPT Xét theo học bạ
Công nghệ may 21 16 16 21 17,50 20,00 18,00 21,00
Công nghệ sợi, dệt 18 14 15 18 16,50 18,00 17,00 19,00
Quản lý công nghiệp 19 14 15 19 16,50 19,00 17,00 20,00
Công nghệ kỹ thuật cơ khí 18 14 15 18 16,50 18,00 17,00 19,00
Marketing 18 14 15 18 16,50 18,00 17,00 20,00
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 18 14 15 18 16,50 18,00 17,00 19,00
Thiết kế thời trang 20 14 15 20 18,00 20,00 19,00 21,00
Kế toán         16,50 18,00 17,00 19,00
Danh sách các ngành đào tạo

1. Trình độ đại học

TT Ngành đào tạo Mã ngành Chỉ tiêu Tổ hợp xét tuyển
1 Công nghệ May

-Chuyên ngành Thiết kế mẫu công nghiệp
-Chuyên ngành Thiết kế công nghệ
-Chuyên ngành Quản lý chất lượng
-Chuyên ngành Quản lý sản xuất

7540209 690
-A00: Toán, Vật lý, Hóa học
-A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
-D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
-B00: Toán, Hóa học, Sinh học
2 Công nghệ Sợi, Dệt

– Chuyên ngành Công nghệ Sợi
– Chuyên ngành Công nghệ Dệt thoi
– Chuyên ngành Công nghệ dệt kim

7540202 20
3 Công nghệ kỹ thuật cơ khí

– Chuyên ngành Quản lý và bảo trì thiết bị may
– Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí
-Chuyên ngành Thiết kế chế tạo dưỡng cữ gá ngành may

7510201 30
4 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

– Chuyên ngành Cơ điện tử trong thiết bị dệt, may
– Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

7510301 40
5 Quản lý công nghiệp

– Chuyên ngành Quản lý công nghiệp dệt may
– Chuyên ngành Quản lý đơn hàng dệt may

7510601 150
6 Marketing 7340115 120
7 Kế toán

– Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
– Chuyên ngành Kế toán hành chính sự nghiệp
– Chuyên ngành Kiểm toán

7340301 120
8 Thương mại điện tử 7340122 60
9 Thiết kế thời trang

– Chuyên ngành Thiết kế hình ảnh
– Chuyên ngành Thiết kế kỹ thuật

7210404 150
-D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
-V00: Toán, Vật lý, Vẽ mỹ thuật
-V01: Toán, Ngữ văn, Vẽ mỹ thuật
-H00: Ngữ văn, vẽ mỹ thuật, vẽ Bố cục

2. Trình độ cao đẳng

 

TT Nghề đào tạo Chỉ tiêu Tổ hợp môn xét tuyển Điều kiện xét tuyển
1 Công nghệ may 120
-A00: Toán, Vật lý, Hóa học
-A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
-D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
-B00: Toán, Hóa học, Sinh học
Thí sinh tốt nghiệp THPT
2
Sửa chữa thiết bị may
Học phí của Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
  • Trường thực hiện theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 đến năm học 2020 – 2021.
[wp-review]