Đại học Hà Tĩnh

Trường Đại học Hà Tĩnh (tên giao dịch quốc tế là Ha Tinh University) là một trường đại học địa phương, một trư­ờng công lập, đa cấp, đa ngành, đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nư­ớc nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Năm 2023, bắt đầu xây dựng đề án chuyển đổi cơ chế hoạt động Trường Đại học Hà Tĩnh trở thành trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội [1].

Trường được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập vào ngày 19 tháng 3 năm 2007, trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tĩnh tại thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên
Trường có 9 khoa và bộ môn trực thuộc và 16 phòng, ban, trung tâm, có tổng số 360 cán bộ, trong đó có 250 giảng viên, 90% có trình độ thạc sĩ, tiến sỹ, PGS, GS, tâm huyết, giàu kinh nghiệm và bề dày sư phạm được đào tạo tại Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và nhiều nước khác trên thế giới.

Ban giám hiệu

1. TS Đoàn Hoài Sơn – Q. Hiệu trưởng

2. TS Trần Thị Ái Đức – Phó Hiệu trưởng

3. TS Hồ Thị Nga – Phó Hiệu trưởng (từ 19/11/2021)

Thông tin tuyển sinh 2024 (dự kiến).

1. Thời gian đăng ký xét tuyển

  • Nhận hồ sơ từ ngày 06/02/2023 đến ngày 31/12/2023;

 

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trong cả nước (thí sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Tĩnh học các ngành sư phạm được miễn học phí).

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển

Năm 2023 Trường Đại học Hà Tĩnh dự kiến tuyển sinh theo các phương thức tuyển sinh sau:

  • Phương thức 1: Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 (Mã 100);
  • Phương thức 2: Xét tuyển kết quả học tập lớp 11 hoặc lớp 12 THPT (Mã 200);
  • Phương thức 3: Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển (Mã 409);
  • Phương thức 4: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài (Mã 411);
  • Phương thức 5: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển (theo điều 8, quy chế tuyển sinh) (Mã 301)

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

* Đối với ngành đào tạo thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên ở các trình độ Đại học, Cao đẳng

  • Xét tuyển dựa vào kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023: căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD-ĐT, trường xây dựng phương án xét tuyển và công bố trên trang thông tin điện tử của trường và Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
  • Xét tuyển dựa trên tổ hợp các môn học ở THPT
  • Đối với trình độ đại học, xét tuyển học sinh đã tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.

* Đối với các ngành khác

  • Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
  • Xét tuyển dựa vào kết quả học tập năm lớp 11 hoặc 12 THPT: điểm trung bình cộng của các môn học thuộc tổ hợp môn xét tuyển không nhỏ hơn 6.0.

* Xét tuyển người nước ngoài vào học chương trình đại học

  • Văn bằng tốt nghiệp tối thiểu tương đương văn bằng tốt nghiệp của Việt Nam theo quy định pháp luật của Việt Nam hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước gửi lưu học sinh là thành viên đối với từng cấp học và trình độ đào tạo;
  • Có chứng nhận Tiếng Việt hoặc đã tốt nghiệp các cấp học ở giáo dục phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ bằng tiếng Việt hoặc hoàn thành chương trình dự bị tiếng Việt.
  • Lưu học sinh phải có đủ sức khỏe để học tập tại Việt Nam.

4.3. Chính sách ưu tiên và tuyển thẳng

  • Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điểm chuẩn Đại học Hà Tĩnh các năm gần đây.

Điểm chuẩn của trường Đại học Hà Tĩnh như sau:

Ngành Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Xét theo điểm thi THPT QG Xét theo học bạ Xét theo KQ thi THPT Xét theo học bạ Xét theo KQ thi THPT Xét theo học bạ Xét theo KQ thi THPT Xét theo học bạ
Sư phạm Toán học
18
– Học lực lớp 12 xếp loại Giỏi
– Tổng điểm 3 môn tổ hợp từ 24,0 trở lên
18,5
Có học lực lớp 12 xếp loại giỏi, điểm trung bình cộng các môn xét tuyển >= 8,0
19
24
(Có học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc tốt nghiệp THPT loại giỏi và điểm TB cộng các môn xét tuyển >= 8,0)
Sư phạm Tin học
19
Sư phạm Vật lý 19
Sư phạm Hóa học 19
Sư phạm Tiếng Anh 18
– Học lực lớp 12 xếp loại Giỏi
– Tổng điểm 3 môn tổ hợp từ 24,0 trở lên
18,5
Có học lực lớp 12 xếp loại giỏi, điểm trung bình cộng các môn xét tuyển >= 8,0
19
Giáo dục Mầm non 18
– Học lực lớp 12 xếp loại Giỏi
– Tổng điểm 3 môn tổ hợp từ 24,0 trở lên
18,5
Có học lực lớp 12 xếp loại giỏi, điểm trung bình cộng các môn xét tuyển >= 8,0
19
Giáo dục Tiểu học 18
– Học lực lớp 12 xếp loại Giỏi
– Tổng điểm 3 môn tổ hợp từ 24,0 trở lên
18,5
Có học lực lớp 12 xếp loại giỏi, điểm trung bình cộng các môn xét tuyển >= 8,0
19
26,30
26,15
Giáo dục chính trị 18
– Học lực lớp 12 xếp loại Giỏi
– Tổng điểm 3 môn tổ hợp từ 24,0 trở lên
18,5
Có học lực lớp 12 xếp loại giỏi, điểm trung bình cộng các môn xét tuyển >= 8,0
19
Quản trị kinh doanh 13,5 15 14 15 15 15 15,0 15,0
Tài chính – ngân hàng 13,5 15 14 15 15 15 15,0 15,0
Kế toán 13,5 15 14 15 15 15 15,0 15,0
Luật 13,5 15 14 15 15 15 15,0 15,0
Khoa học môi trường 13,5 15 14 15 15 15 15,0 15,0
Công nghệ thông tin 13,5 15 14 15 15 15 15,0 15,0
Kỹ thuật xây dựng 13,5 15 14 15 15 15 15,0 15,0
Khoa học cây trồng 13,5 15 14 15 15 15 15,0 15,0
Kinh tế nông nghiệp 15 15 15,0 15,0
Thú y 13,5 15 14 15 15 15 15,0 15,0
Ngôn ngữ Anh 13,5 15 14 15 15 15 15,0 15,0
Ngôn ngữ Trung Quốc 13,5 15 14 15 15 15 15,0 15,0
Chính trị học 13,5 15 14 15 15 15 15,0 15,0
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 13,5 15 14 15 15 15 15,0 15,0
Giáo dục Mầm non (Hệ cao đẳng) 16 – Học lực lớp 12 xếp loại Khá

– Tổng điểm 3 môn tổ hợp từ 19,5 điểm trở lên

16,5 Có học lực lớp 12 xếp loại khá, điểm trung bình cộng các môn xét tuyển >= 6,5 17 19,5

(Có học lực lớp 12 xếp loại khá hoặc tốt nghiệp THPT loại khá và điểm TB cộng các môn xét tuyển >= 6,5)

Giáo dục Tiểu học 16
Danh sách các ngành đào tạo
STT Ngành học Mã ngành Chỉ tiêu (Dự kiến) Tổ hợp môn xét tuyển
1 Giáo dục Tiểu học 7140202 35 C04
C14
B03
D01
2 Quản trị kinh doanh 7340101 100 A00
C14
C20
D01
3 Tài chính – Ngân hàng 7340201 100 A00
C14
C20
D01
4 Kế toán 7340301 100 A00
C14
C20
D01
5 Luật 7380101 100 A00
C00
C14
D01
6 Khoa học môi trường 7440301 100 A00
B00
B03
D07
7 Công nghệ thông tin 748020140 40 A00
A01
A02
A09
8 Kỹ thuật xây dựng 7580201 40 A00
A01
A02
A09
9 Khoa học cây trồng 7620110 30 A00
B00
B03
D07
10 Kinh tế nông nghiệp 7620115 30 A00
C14
C20
D01
11 Thú y 7640101 30 A00
A09
B00
D07
12 Ngôn ngữ Anh 7220201 30 D01
D14
D15
D66
13 Ngôn ngữ Trung Quốc 7220204 150 C00
C20
D01
D66
14 Chính trị học 7310201 30 A00
C00
C14
D01
15 QTDV Du lịch và Lữ hành 7810103 40 A00
C14
C20
D01
Học phí của Đại học Hà Tĩnh

Học phí dự kiến của trường Đại học Hà Tĩnh đối với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa theo từng năm:

Khối ngành đào tạo 2021-2022
(01 tháng)
2022-2023
(01 tháng)
2023-2024
(01 tháng)
2024-2025
(01 tháng)
2025-2026
(01 tháng)
Khoa học tự nhiên;

Máy tính và công nghệ thông tin;

Kiến trúc và xây dựng;

1.170.000VNĐ 1.170.000VNĐ 1.380.000VNĐ 1.629.108VNĐ 1.922.347VNĐ
Các khối ngành còn lại 980.000VNĐ 980.000VNĐ 1.156.400VNĐ 1.364.552VNĐ 1.610.171VNĐ
[wp-review]

Trả lời