Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là một trường đại học chuyên ngành về đào tạo nhóm ngành mỹ thuật tại Việt Nam. Trường trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Khái quát lịch sử hình thành và phát triển

Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trường mỹ thuật có truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Tiền thân là trường Vẽ Gia Định (École de Dessin) được thành lập ngày 1 tháng 9 năm 1913. Năm 1917, trường đổi tên là trường Trang trí Mỹ thuật Gia Định, một trường mỹ thuật duy nhất ở miền Nam Việt Nam được xếp vào bậc trung học chuyên nghiệp đệ nhất cấp và được công nhận là thành viên của Hiệp hội Trung ương Trang trí Mỹ thuật Paris.

Những cột mốc quan trọng:

Kể từ khi thành lập, “Trường Vẽ Gia Định” ngày càng phát triển. Nhưng sự phát triển ấy chủ yếu là do đội ngũ giảng viên có tâm huyết với nghệ thuật, cho đến năm 1917 trường vẽ Gia Định là trường Mỹ thuật duy nhất được xếp vào loại “trường Trung học đệ nhất cấp” và được nhận là hội viên của “Hiệp hội Trung ương trang trí Mỹ thuật Paris”. Đây là cột mốc quan trọng vì là lần đầu tiên học sinh của trường được tiếp xúc với hội họa phương Tây. trường bắt đầu đào tạo có hệ thống, có phương pháp khoa học, thay cho cách đào tạo truyền nghề. Những người có công làm việc đó là: Ông L’Helgouache, ông Garnier, ông André Joyeux, ông Claude Lemaire, ông Lưu Đình Khải, ông Đỗ Đình Hiệp…

Năm 1940, trường vẽ Gia Định được đổi tên thành “trường Mỹ nghệ thực hành Gia Định” (École des Arts appliqués de Gia Đinh). Từ đây chương trình đào tạo của trường dần dần được cải thiện, thêm môn trang trí tổng quát, luật viễn cận… Đặc biệt thêm môn học ký họa, nhờ thế mà trường đã đưa học sinh thâm nhập thực tế cuộc sống, phản ánh cuộc sống của nhân dân lao động trong những tác phẩm nghệ thuật.

  • Năm 1945, với Cách mạng tháng Tám và “Toàn Quốc kháng chiến”, nhiều học sinh của trường đã bỏ học đi kháng chiến như: Huỳnh Công Nhãn, Hoàng Trầm… Thời gian này trường cũng tạm ngưng hoạt động.
  • Năm 1946, trường mang tên là trường Mỹ nghệ thực hành Gia Định (École des Arts appliqués de Gia Đinh).
  • Năm 1951, trường lại đổi tên thành trường Quốc gia Trang trí Mỹ thuật Gia Định.
  • Năm 1954, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho thành lập Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn, chuyên đào tạo về nghệ thuật tạo hình với chương trình học 3 năm, qua các chuyên khoa: Sơn dầu, Sơn mài, Lụa, Điêu khắc. Vị Giám đốc đầu tiên là họa sĩ Lê Văn Đệ (1954-1966).
  • Mốc lịch sử quan trọng về đào tạo mỹ thuật ở Sài Gòn trong thời kỳ này là chủ trương nâng cấp về đào tạo của hai trường: Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn và Trung học Trang trí Mỹ thuật Gia Định (tiền thân là trường Mỹ nghệ Gia Định).
  • Năm 1971, trường Trung học Trang trí Mỹ thuật Gia Định nâng thêm một cấp học nữa, trở thành hai cấp học: Cấp I học 4 năm, cấp II học 3 năm. Và chính thức đổi tên thành “Trường Quốc gia Trang trí Mỹ thuật”. Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn cũng nâng thêm một cấp học biến tổng số năm học trong trường từ 3 năm lên thành 7 năm.
  • Năm 1975, hai trường trên được nhập lại làm một. Ông Nguyễn Phước Sanh và ông Cổ Tấn Long Châu được phân công vào Ban phụ trách trường” Sau thời gian tiếp quản, ông Nguyễn Phước Sanh được cử làm hiệu trưởng đầu tiên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh, sau đó là trường Đại học Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.
  • Ngày 12 tháng 11 năm 1975, Bộ Văn hóa thông tin của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam chính thức phê chuẩn thành lập Ban phụ trách (bao gồm trường vẽ Gia Định và Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn) gồm có 2 ông: Ông Nguyễn Phước Sanh và ông Cổ Tấn Long Châu để chuẩn bị khai giảng năm học mới.
  • Ngày 12 tháng 11 năm 1976, Bộ Văn hóa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định đổi tên trường (gồm 2 trường) thành trường Cao đẳng Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.
  • Ngày 29 tháng 9 năm 1981, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định đổi tên trường thành trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Những hệ đào tạo

Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh có hai hệ: hệ Đại học và hệ Trung học. Hệ Đại học có Đại học chính quy và Đại học tại chức.

Hệ Đại học 6 năm (trước 1975) được thống nhất lại còn 5 năm; Trung học 5 năm thành 3 năm. Hiện nay hệ Trung học đang dần được chuyển về các địa phương để được đào tạo theo chương trình thống nhất do Bộ văn hóa ban hành.

Về cơ cấu lãnh đạo, từ năm 1974 đến nay trường đã qua 3 thời kỳ hiệu trưởng: Giáo sư Nguyễn Phước Sanh, Thạc sĩ Nguyễn Hoàng, Nguyễn Huy Long, NGND. Tiến sĩ Trương Phi Đức, hiện nay, PGS. Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh.

Trong 30 năm qua, nhà trường đã đào tạo gần 2.500 học sinh, sinh viên – hiện họ đang hoạt động hầu hết ở các tỉnh Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh.

Thông tin tuyển sinh 2024 (dự kiến).

1. Thời gian xét tuyển

  • Từ ngày có thông báo tuyển sinh đến ngày 31/5/2023.
  • Thí sinh tập trung tại trường lúc 8 giờ ngày 05/7/2023 để bổ sung thủ tục dự thi và nghe phổ biến quy chế thi.

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh đăng ký thi vào Trường là những người có năng khiếu về Mỹ thuật và có đủ các điều kiện dự thi theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trong cả nước.

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển

  • Thi tuyển các môn năng khiếu kết hợp với xét tuyển môn Ngữ văn.

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT

– Điều kiện dự thi: Thí sinh đăng ký thi vào Trường là những người có năng khiếu về Mỹ thuật và có đủ các điều kiện dự thi theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Quy định cụ thể về việc xét tuyển môn Ngữ văn (hệ số 1):

Thí sinh chỉ được xét tuyển môn ngữ văn khi đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông. Trường thực hiện theo 01 (một) trong 03 (ba) phương án sau:

  • Xét tuyển môn Ngữ văn được căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ văn của Kỳ thi Trung học phổ thông do Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức thí sinh đạt từ 5 điểm trở lên.
  • Xét tuyển học bạ môn Ngữ văn lớp 10, 11, Học kỳ I lớp 12, Trung học phổ thông đối với thí sinh có học lực môn ngữ văn từ 5 điểm trở lên (trung bình cộng 5 học kỳ).
  • Thí sinh được xét điểm trung bình cộng môn Ngữ văn các năm học 10, 11, Học kỳ I lớp 12 cho các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề không tổ chức thi tốt nghiệp môn ngữ văn có học lực môn Ngữ văn từ 5 điểm trở lên (trung bình cộng 5 học kỳ).

* Riêng thí sinh thi ngành Sư phạm Mỹ thuật phải đảm bảo các yêu cầu theo quy chế Tuyển sinh trình độc đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục màm non của Bộ giáo dục và đào tạo, chi tiết cụ thể theo nội dung Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT.

– Quy định về ngưỡng điểm thi chuyên môn:

  • Thí sinh thuộc diện xét trúng tuyển phải đạt 5 điểm trở lên đối với mỗi môn thi, (chưa nhân hệ số đối với môn hình họa hoặc tượng tròn). Căn cứ vào kết quả tuyển sinh, Hội đồng tuyển sinh trường sẽ công bố kết quả trúng tuyển từng ngành đào tạo theo thứ tự điểm thi chuyên môn từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu và đảm bảo ngưỡng chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo. Thí sinh có điểm thi chuyên môn dưới 5 điểm xem như không trúng tuyển.
Điểm chuẩn Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh các năm gần đây.
Đối tượng Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Học sinh THPT Khu vực 3: 24

Khu vực 2: 23.75

Khu vực 2 NT: 23.50

Khu vực 1: 23.25

Khu vực 3: 25,75

Khu vực 2: 25,50

Khu vực 2 NT: 25,25

Khu vực 1: 25

Khu vực 3: 17,25

Khu vực 2: 17,00

Khu vực 2 NT: 16,50

Khu vực 1: 16,50

Nhóm 1 Khu vực 3: 22

Khu vực 2: 21.75

Khu vực 2 NT: 21.50

Khu vực 1: 21.25

Khu vực 3: 23,75

Khu vực 2: 23,50

Khu vực 2 NT: 23,25

Khu vực 1: 23

 

Khu vực 3: 15,25

Khu vực 2: 15,00

Khu vực 2 NT: 14,75

Khu vực 1: 14,50

Nhóm 2 Khu vực 3: 23

Khu vực 2: 22.75

Khu vực 2 NT: 22.50

Khu vực 1: 22.25

Khu vực 3: 24,75

Khu vực 2: 24,50

Khu vực 2 NT: 24,25

Khu vực 1: 24

 

Khu vực 3: 16,25

Khu vực 2: 16,00

Khu vực 2 NT: 15,75

Khu vực 1: 15,50

Danh sách các ngành đào tạo
Ngành đào tạo Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển Chỉ tiêu
Hệ Đại học đào tạo 5 năm 259
Hội họa 7210103 Khối H:

+ Môn xét tuyển: Ngữ văn
+ Môn thi tuyển: Hình hoạ, Bố cục tranh màu

Đồ hoạ

Chuyên ngành Đồ hoạ tranh in (Print Making) và Đồ hoạ tranh truyện (Animation, Comic)

7210104 Khối H:

+ Môn xét tuyển: Ngữ văn
+ Môn thi tuyển: Hình hoạ, Bố cục tranh màu

Điêu khắc 7210105 Khối H:

+ Môn xét tuyển: Ngữ văn
+ Môn thi tuyển: Tượng tròn, Bố cục chạm nổi

Hệ Đại học đào tạo 4 năm
Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật 7210101 Khối H:

+ Môn xét tuyển: Ngữ văn
+ Môn thi tuyển: Hình hoạ, Bố cục tranh màu

Sư phạm Mỹ thuật 7140222 Khối H:

+ Môn xét tuyển: Ngữ văn
+ Môn thi tuyển: Hình hoạ, Bố cục tranh màu

Thiết kế đồ họa

Chuyên ngành Thiết kế đồ hoạ (Graphic Designer) và Thiết kế mỹ thuật truyền thông đa phương tiện (Multimedia Design Art)

7210403 Khối H:

+ Môn xét tuyển: Ngữ văn
+ Môn thi tuyển: Hình hoạ, Trang trí

Học phí của Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
  • Mức học phí của trường Đại học Mỹ thuật TP. HCM: Thực hiện theo Nghị định 86/2015NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ.
[wp-review]

Trả lời