Giới thiệu chung về Trường Đại học Thương mại:

Trường Đại học Thương mại (tên tiếng Anh: Thuongmai University, tên giao dịch quốc tế viết tắt: TMU) là trường đại học công lập trực thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trường Đại học Thương mại là trường đại học chất lượng cao đa ngành, đa lĩnh vực và hoạt động tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, trách nhiệm bảo đảm cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo.
Trường Đại học Thương mại là trường đại học đa ngành, hàng đầu trong các lĩnh vực Quản lý kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Du lịch, Thương mại điện tử…tại Việt Nam.

Thông tin tuyển sinh năm 2024 (dự kiến)

1. Thời gian và hồ sơ xét tuyển

Hồ sơ đăng ký xét tuyển; thời gian, hình thức nhận ĐKXT thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và quy định của Trường.

 

2. Đối tượng tuyển sinh

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

3. Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh trong cả nước.

 

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển

– Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Trường.

– Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp:

(2.1) Kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế/chứng chỉ khảo thí quốc tế (ACT, SAT) còn hiệu lực đến ngày xét tuyển với kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2022, theo tổ hợp xét tuyển tương ứng với ngành (chuyên ngành) đăng ký xét tuyển,
theo quy định của Trường (gọi tắt là phương thức (2.1)).

(2.2) Kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế/chứng chỉ khảo thí quốc tế (ACT, SAT) còn hiệu lực đến ngày xét tuyển với kết quả học tập bậc THPT, theo quy định của Trường (gọi tắt là phương thức (2.2)).

(2.3) Kết hợp giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi (bậc THPT) cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương hoặc giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, theo tổ hợp xét tuyển tương
ứng với ngành (chuyên ngành) đăng ký xét tuyển, theo quy định của Trường (gọi tắt là phương thức (2.3)).

– Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (học bạ) đối với thí sinh là học sinh các trường THPT chuyên toàn quốc hoặc học sinh các trường THPT trọng điểm quốc gia (có danh sách kèm theo – Phụ lục 1).

– Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội tổ chức năm 2022

– Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2022, theo từng tổ hợp bài thi/môn thi.

 

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT

(1) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tính theo điểm thi TNTHPT năm 2022 (quy định đối với từng phương thức xét tuyển) sẽ được Trường thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Trường: tmu.edu.vn và tuyensinh.tmu.edu.vn ngay sau khi có kết
quả thi TNTHPT năm 2022.

(2) Điều kiện điểm bài thi tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Tiếng Anh (đối với thí sinh không có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế/chứng chỉ khảo thí quốc tế (Phụ lục 3) hoặc giải HSG môn Tiếng Anh – Phụ lục 4):

– Đạt từ 7,5 điểm trở lên nếu đăng ký xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Anh;

– Đạt từ 7,0 điểm trở lên nếu đăng ký xét tuyển vào các chương trình chất lượng cao/Kế toán tích hợp chương trình ICAEW CFAB;

(3) Điều kiện điểm trung bình học tập từng năm học THPT (lớp 10,11,12)

– Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức (2.2): đạt từ 8.0 trở lên;

– Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức 3: đạt từ 8,5 trở lên.

 

4.3. Chính sách ưu tiên và tuyển thẳng

Trường thực hiện xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Trường.

 

Các ngành tuyển sinh

STT
Ngành học
Mã ngành
Tổ hợp môn xét tuyển Chỉ tiêu (Dự kiến)
1 Quản trị kinh doanh (Quản trị kinh doanh) TM01 A00, A01, D01, D07 300
2 Quản trị kinh doanh (Quản trị kinh doanh – Chương trình định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế – IPOP) TM02 100
3 Quản trị kinh doanh (Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh) TM03 90
4 Marketing (Marketing thương mại) TM04 200
5 Marketing (Quản trị thương hiệu) TM05 170
6 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng) TM06 180
7 Kế toán (Kế toán doanh nghiệp) TM07 150
8 Kế toán (Kế toán tích hợp chứng chỉ quốc tế ICAEW CFAB – Chương trình định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế – IPOP) TM08 100
9 Kế toán (Kế toán công) TM09 80
10 Kiểm toán (Kiểm toán) TM10 150
11 Kinh doanh quốc tế (Thương mại quốc tế) TM11 150
12 Kinh tế quốc tế (Kinh tế quốc tế) TM12 130
13 Kinh tế (Quản lý kinh tế) TM13 250
14 Tài chính – Ngân hàng (Tài chính – Ngân hàng thương mại) TM14 150
15 Tài chính – Ngân hàng (Tài chính – Ngân hàng thương mại – Chương trình định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế – IPOP) TM15 100
16 Tài chính – Ngân hàng (Tài chính công) TM16 80
17 Thương mại điện tử (Quản trị Thương mại điện tử) TM17 220
18 Ngôn ngữ Anh (Tiếng Anh thương mại) TM18 250
19 Luật kinh tế (Luật kinh tế) TM19 120
20 Quản trị kinh doanh (Tiếng Pháp thương mại) TM20 65
21 Ngôn ngữ Trung Quốc (Tiếng Trung thương mại) TM21 180
22 Hệ thống thông tin quản lý (Quản trị hệ thống thông tin) TM22 150
23 Quản trị nhân lực (Quản trị nhân lực doanh nghiệp) TM23 200
24 Quản trị nhân lực (Quản trị nhân lực doanh nghiệp – Chương trình định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế – IPOP) TM27 100
25 Marketing (Marketing số) TM28 100
26 Quản trị khách sạn (Quản trị khách sạn – Chương trình định hướng nghề nghiệp) TM24 60
27 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành – Chương trình định hướng nghề nghiệp) TM25 55
28 Hệ thống thông tin quản lý Quản trị Hệ thống thông tin – Chương trình định hướng nghề nghiệp) TM26 100
29 Luật kinh tế (Luật thương mại quốc tế) TM29 70
30 Thương mại điện tử (Kinh doanh số) TM30 100
31 Quản trị khách sạn (Quản trị khách sạn) TM31 110
32 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành) TM32 110
33 Kinh tế số (Phân tích kinh doanh trong môi trường số) TM33 100
34 Quản trị khách sạn (Quản trị khách sạn – Chương trình định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế – IPOP) TM34 80
35 Marketing (Marketing thương mại – Chương trình định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế – IPOP) TM35 100
36 Kinh doanh quốc tế (Thương mại quốc tế – Chương trình định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế – IPOP) TM36 100
37 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Logistics và xuất khẩu – Chương trình định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế – IPOP) TM37 100
38 Tài chính – Ngân hàng (Công nghệ Tài chính ngân hàng) TM38 100

Điểm tuyển sinh các năm

PGS.TS Nguyễn Viết Thái – Trưởng phòng Đối ngoại và Truyền thông, Trường ĐH Thương mại (Hà Nội) thông tin; điểm chuẩn đầu vào của trường dao động từ 24,5- 27 điểm.

Theo đó, ngành có điểm chuẩn cao nhất là Marketing (Marketing thương mại), Marketing (Marketing số), Kinh doanh quốc tế (Thương mại quốc tế): 27 điểm. Ngành có điểm chuẩn thấp nhất là Quản trị khách sạn (Quản trị khách sạn): 24,5 điểm. Cụ thể:

STT Tên ngành Năm 2021 Năm 2022

(Xét theo KQ thi TN THPT)

Năm 2023

(Xét theo KQ thi TN THPT) 

Năm 2024

(Xét theo KQ thi TN THPT) 

1 Kinh tế (Quản lý kinh tế) 26,35 26,00 25,70 25,90
2 Kế toán (Kế toán doanh nghiệp) 26,60 26,20 25,90 26,15
3 Kế toán (Kế toán công) 26,20 25,80 25,80 25,90
4 Quản trị nhân lực (Quản trị nhân lực doanh nghiệp) 26,55 26,20 25,90 26,15
5 Thương mại điện tử (Quản trị Thương mại điện tử) 27,10 27,00 26,70 27,00
6 Hệ thống thông tin quản lý (Quản trị hệ thống thông tin) 26,30 26,10 26,00 26,00
7 Quản trị kinh doanh (Quản trị kinh doanh) 26,70 26,35 26,50 26,10
8 Quản trị kinh doanh (Tiếng Pháp thương mại) 26,00 25,80 24,50 25,50
9 Quản trị kinh doanh (Tiếng Trung thương mại) 26,80 26,00 26,90 26,50
10 Quản trị khách sạn (Quản trị khách sạn – (Chương trình định hướng nghề nghiệp) 26,15 24,50 25,50
11 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành – Chương trình định hướng nghề nghiệp) 26,20 25,60 25,50
12 Marketing (Marketing thương mại) 27,45 27,00 27,00 27,00
13 Marketing (Quản trị thương hiệu) 27,15 26,70 26,80 26,75
14 Luật kinh tế (Luật kinh tế) 26,10 25,80 25,70 25,80
15 Tài chính – Ngân hàng (Tài chính – Ngân hàng thương mại) 26,35 25,90 25,90 26,25
16 Tài chính – Ngân hàng (Tài chính công) 26,15 25,80 25,70 25,95
17 Kinh doanh quốc tế (Thương mại quốc tế) 26,60 27,00 26,60
18 Kinh tế quốc tế (Kinh tế quốc tế) 26,95 26,50 26,70 26,50
19 Ngôn ngữ Anh (Tiếng Anh Thương mại) 26,70 26,05 25,80 26,05
20 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng) 27,40 27,00 26,80 26,90
21 Kiểm toán (Kiểm toán) 26,55 26,20 26,20 26,00
22 Tài chính – Ngân hàng (Chương trình định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế – IPOP) 26,10 25,50 25,10
23 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành) 25,80 25,55
24 Hệ thống thông tin quản lý (Quản trị hệ thống thông tin – Chương trình định hướng nghề nghiệp) 26,20 25,50
25 Quản trị kinh doanh (Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh) 26,10 26,30 25,55
26 Quản trị kinh doanh (Quản trị kinh doanh – Chương trình định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế – IPOP) 25,50

25,15

27 Quản trị nhân lực (Quản trị nhân lực doanh nghiệp – Chương trình định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế – IPOP) 25,50 25,00
28 Marketing (Marketing số) 26,90 27,00 26,75
29 Luật kinh tế (Luật thương mại quốc tế) 25,80 25,60 25,60
30 Kế toán (Kế toán doanh nghiệp) – Tích hợp chương trình ICAEW CFAB 25,00 25,00
31 Kinh tế số (Phân tích kinh doanh trong môi trường số) 25,80 26,10
32 Quản trị khách sạn (Quản trị khách sạn) 25,55
33 Quản trị khách sạn (Quản trị khách sạn – Chương trình định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế – IPOP) 26,00
34 Marketing (Marketing thương mại – Chương trình định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế – IPOP) 26,00
35 Kinh doanh quốc tế (Thương mại quốc tế – Chương trình định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế – IPOP) 25,50
36 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Logistics và xuất nhập khẩu – Chương trình định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế – IPOP) 25,35
37 Tài chính – Ngân hàng (Công nghệ Tài chính ngân hàng) 25,50

Học phí

  • Học phí chương trình đào tạo chuẩn: Từ 2.400.000 đến 2.600.000VNĐ/ tháng theo từng ngành (chuyên ngành) đào tạo.
  • Học phí các chương trình đào tạo định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế (IPOP): 3.500.000 đồng/ tháng.
  • Học phí các chương trình định hướng nghề nghiệp: 2.600.000VNĐ/ tháng.
  • Mức thu học phí hàng năm tăng tối đa 12,5% so với năm trước liền kề (Theo Nghị định 81/NĐ-CP ngày 27/08/2021 của Chính phủ).
Nhận xét từ người dùng 0 (0 reviews)
Back to Top