Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Giới thiệu chung :

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Posts and Telecommunications Institute of Technology) là một tổ chức Nghiên cứu – Giáo dục Đào tạo với thế mạnh về Nghiên cứu và đào tạo Đại học, sau Đại học trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông, xếp hạng thứ 17 các đại học hàng đầu Việt Nam. Học viện là cơ sở đào tạo công lập trực thuộc .
Trường được thành lập năm 1953 với tên gọi trường Đại học Bưu điện – Vô tuyến điện. Ngày 11 tháng 7 năm 1997, sau khi hợp nhất bốn đơn vị:
Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện,Viện Kinh tế Bưu điện, Trung tâm Đào tạo Bưu chính – Viễn thông 1 và Trung tâm Đào tạo Bưu chính – Viễn thông 2, trường đổi tên thành Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Lịch sử hình thành :

Học viện Bưu chính Viễn thông được thành lập năm 1953 với tên gọi trường Đại học Bưu điện – Vô tuyến điện. Ngày 11 tháng 7 năm 1997, sau khi hợp nhất bốn đơn vị: Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện, Viện Kinh tế Bưu điện, Trung tâm Đào tạo Bưu chính – Viễn thông 1 và Trung tâm Đào tạo Bưu chính – Viễn thông 2. Trường đổi tên thành Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Mục tiêu phát triển
Phát triển Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (sau đây gọi tắt là Học viện) theo mô hình của trường đại học hiện đại trên thế giới với hệ thống tổ chức, quản lý hiệu quả cao trên cơ sở chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của Học viện, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển của ngành thông tin và truyền thông, và xã hội; bảo đảm các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo có cơ hội học tập tại Học viện.

Các ngành đào tạo :

Năm 2022, học viện có tổng cộng 13 ngành tuyển sinh bao gồm:
STT Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn
1 Kỹ thuật điện tử – viễn thông A00, A01 25,6
2 Công nghệ thông tin A00, A01 27,25
3 An toàn thông tin A00, A01 26,7
4 Khoa học máy tính A00, A01 26,9
5 Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử A00, A01 25,1
6 Công nghệ đa phương tiện A00, A01, D01 26,45
7 Truyền thông đa phương tiện A00, A01, D01 26,2
8 Quản trị kinh doanh A00, A01, D01 25,55
9 Thuơng mại điện tử A00, A01, D01 26,35
10 Marketing A00, A01, D01 26,1
11 Kế toán A00, A01, D01 25,35
12 Báo chí A00, A01, D01 24,4
13 Công nghệ tài chính (Fintech) A00, A01, D01 25,85

Thành tích :

• Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1997 và 2003).
• Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2006).
• Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1998).
• Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2000).
• Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2012).
• Danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 2013).
• Huân chương Lao động Hạng Nhất (năm 2017)
• Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2019).
Trường nhận nhiều bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,.. Bên cạnh đó, học sinh – sinh viên của Học viện còn tham gia và giành các giải thưởng về sáng tạo công nghệ như: Giải thưởng Sao Khuê (2003), Giải ba Nhân Tài Đất Việt (2005), Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt,…
Trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đã có 50 tiến sĩ và hơn 2.000 thạc sĩ tốt nghiệp tại Học viện..

Vì sao nên theo học tại trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông?

Cơ sở vật chất

• Bộ phận giảng dạy của trường gồm có 05 khoa. Bao gồm : Khoa Công nghệ thông tin 2;Khoa Kỹ thuật điện tử 2; Khoa Viễn thông 2; Khoa Quản trị Kinh doanh 2 và Khoa Cơ bản 2.
• Bộ phận quản lý gồm có 05 phòng và 02 trung tâm. Bao gồm : Phòng Tổ chức Hành chính; Phòng Đào tạo & Khoa học Công nghệ; Phòng Giáo vụ; Phòng Công tác Sinh viên; Phòng Kinh tế Tài chính; Trung tâm Khảo thí & Đảm bảo Chất lượng Giáo dục và Trung tâm Cơ sở vật chất & Dịch vụ.

Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ cán bộ có hơn 92 cán bộ, trong đó có:
• 08 Nghiên cứu sinh
• 34 Thạc sĩ
• 50 cán bộ, giảng viên có trình độ Đại học và đang theo học sau Đại học
Đây là một đội ngũ giảng viên giỏi, có kiến thức chuyên môn sâu rộng và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Điều này góp phần giúp trường từng bước khẳng định vị thế trên con đường đào tạo nghề của tỉnh, đất nước

Học phí của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là bao nhiêu?

Học phí Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông TP.HCM cho hệ đại học chính quy đại trà dao động từ khoảng 22.000.000 VNĐ – 24.000.000 VNĐ/năm học, tùy thuộc vào ngành học.
Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.500.000 VND/học kỳ so với năm học trước đó.

Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại trường :

Các bạn sinh viên sẽ có rất nhiều trải nghiệm trong suốt quãng đời sinh viên năng động, vui tươi. Với hàng loạt hoạt động ngoại khóa, hoạt động của đoàn – hội, giao lưu quốc tế tích cực, bổ ích giúp các bạn có thể phát triển toàn diện và trau dồi các kỹ năng mềm cần thiết để tăng sức cạnh tranh của bản thân khi đi làm.
Với hàng loạt các hoạt động mà sinh viên có thể tham gia như Công tác xã hội, Tình nguyện, Mùa hè xanh, câu lạc bộ văn nghệ, bóng rổ, tiếng Anh,…Không những thế, các bạn sẽ được đào tạo bởi các giảng viên được tuyển chọn đầu vào rất khắt khe và yêu cầu giảng dạy bằng tiếng Anh.
Từ năm nhất, sinh viên đã có cơ hội đi tham quan thực tế tại các doanh nghiệp như FPT, TMA, Lazada… giúp các bạn nhanh chóng có tư duy kinh doanh, phát huy điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu và ham học hỏi, trau dồi các kỹ năng cần thiết khi làm việc tại doanh nghiệp.

Tốt nghiệp trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông có dễ xin việc không?

Theo kết quả khảo sát, số lượng sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp chiếm tỷ lệ lớn 68,3%, cho thấy nhiều sinh viên Học viện đã chủ động trong việc tìm kiếm và định hướng nghề nghiệp của mình ngay từ khi còn đang học trong trường.
Cũng theo khảo sát, tỷ lệ sinh viên Học viện có việc làm trong khoảng thời gian từ 3-6 tháng sau khi tốt nghiệp chiếm 24,4%; 4,9% và 2,4% lần lượt là tỷ lệ sinh viên có việc làm trong thời gian từ 7-12 tháng và sau 12 tháng.

 

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Thông tin tuyển sinh 2024 (dự kiến).

1. Thời gian xét tuyển

  • Trường sẽ công bố cụ thể trên website.

2. . Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT thì phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam (sau đây gọi chung là tốt nghiệp THPT);
  • Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành;
  • Đáp ứng các điều kiện khác theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện.

4. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trên cả nước và quốc tế.

5. Phương thức tuyển sinh

5.1. Phương thức xét tuyển

  • Phương thức 1: Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và theo Đề án tuyển sinh của Học viện;
  • Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023;
  • Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp theo Đề án tuyển sinh của Học viện;
  • Phương thức 4: Xét tuyển dựa vào kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy;

5.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT

– Phương thức 1: Điều kiện xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

– Phương thức 2: Trường sẽ thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trên website sau khi có kết quả thi

– Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp

Ngoài các yêu cầu theo quy định chung thì thí sinh phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:

  • Thí sinh có Chứng chỉ quốc tế SAT, trong thời hạn 02 năm (tính đến ngày xét tuyển) từ 1130/1600 trở lên hoặc ATC từ 25/36 trở lên; và có kết quả điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên;
  • Thí sinh có Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày xét tuyển) đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT 65 trở lên hoặc TOEFL ITP 513 trở lên; và có kết quả điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên;
  • Thí sinh đạt giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc đã tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (TW) các môn Toán, Lý, Hóa, Tin học và có kết quả điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên.
  • Là học sinh chuyên các môn Toán, Lý, Hóa, Tin học của trường THPT chuyên trên phạm vi toàn quốc (các trường THPT chuyên thuộc Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW và các trường THPT chuyên thuộc Cơ sở giáo dục đại học) hoặc hệ chuyên thuôc các trường THPT trọng điểm quốc gia; Và có kết quả điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên.

– Phương thức 4: Xét tuyển dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực hoặc đánh giá tư duy

Ngoài các yêu cầu theo quy định chung thì thí sinh phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:

  • Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội năm 2023 từ 80 điểm trở lên;
  • Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh năm 2023 từ 700 điểm trở lên;
  • Thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2023 từ 60 điểm trở lên.
Điểm chuẩn Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông các năm gần đây.

Điểm chuẩn của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông như sau:

Ngành Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Kỹ thuật điện tử viễn thông 21,95 25,25 25,65 25,60
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 21,05 24,75 25,35 25,10
Công nghệ thông tin 24,10 26,65 26,90 27,25
An toàn thông tin 23,35 26,25 26,55 26,70
Công nghệ đa phương tiện 22,55 25,75 26,35 26,45
Truyền thông đa phương tiện 22,70 25,60 26,55 26,20
Quản trị kinh doanh 21,65 24,60 25,90 25,55
Marketing 22,35 25,50 26,45 26,10
Kế toán 21,35 24,35 25,75 25,35
Thương mại điện tử 22,45 25,70 26,50 26,35
Công nghệ tài chính 25,90 25,85
Khoa học máy tính 26,90
Báo chí 24,40
Danh sách các ngành đào tạo
STT MÃ NGÀNH TÊN NGÀNH TỔ HỢP XÉT TUYỂN CHỈ TIÊU
1 7520207 Kỹ thuật Điện tử viễn thông A00
A01
550
2 7510301 Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử A00
A01
275
3 7480201 Công nghệ thông tin A00
A01
830
4 7480101 Khoa học máy tính A00
A01
130
5 7480202 An toàn thông tin A00
A01
260
6 7329001 Công nghệ đa phương tiện A00
A01
D01
220
7 7320104 Truyền thông đa phương tiện A00
A01
D01
130
8 7320101 Báo chí A00
A01
D01
65
9 7340101 Quản trị kinh doanh A00
A01
D01
210
10 7340122 Thương mại điện tử A00
A01
D01
130
11 7340115 Marketing A00
A01
D01
270
12 7340301 Kế toán A00
A01
D01
180
13 7340208 Công nghệ Tài chính A00
A01
D01
120
14 Kinh tế số
15 Truyền thông và quan hệ công chúng
Học phí của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Học phí của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông như sau:

  • Học phí trình độ đại học hệ chính quy chương trình đại trà năm học 2019 – 2020: khoảng 16,5 triệu đến 17,5 triệu đồng/năm học tùy theo từng ngành học.
  • Lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm: thực hiện theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ và công bố công khai vào đầu mỗi năm học.
[wp-review]