Học viện Ngoại giao (HQT)
69 Phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội. (Xem bản đồ)Giới thiệu chung :
Học viện Ngoại giao hay còn gọi là Học viện Quan hệ Quốc tế, đây là trường đại học đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đào tạo cử nhân chuyên ngành ngoại giao.
Học viện Ngoại giao được thành lập theo Quyết định Số 82/2008/QĐ – TTg ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam trên cơ sở nâng cấp Học viện Quan hệ Quốc tế (tiền thân là Trường Ngoại giao – thành lập năm 1959).
Trường thực hiện chức năng nghiên cứu chiến lược về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại; đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng cán bộ đối ngoại; nghiên cứu, tham mưu tư vấn chính sách đối ngoại cho Bộ Ngoại giao, Đảng và Nhà nước.
Lịch sử phát triển :
Học viện Ngoại giao được thành lập theo Quyết định Số 82/2008/QĐ – TTg ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam trên cơ sở nâng cấp Học viện Quan hệ Quốc tế (tiền thân là Trường Ngoại giao – thành lập năm 1959).
Trường là thành viên tích cực trong Ban nội dung của các hội nghị quốc tế được tổ chức tại Việt Nam như: Hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp, Hội nghị cấp cao APEC, Hội nghị cấp cao ASEAN, Hội nghị Liên minh Nghị viện thế giới IPU 132,…
Mục tiêu phát triển :
Về hợp tác quốc tế, học viện là thành viên tổ chức các viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế ASEAN-ISIS.Thành viên Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á-TBD (CSCAP), điều phối viên của Việt Nam trong mạng lưới nghiên cứu xung đột ở Đông Nam Á .
Có quan hệ hợp tác với hơn 80 Viện nghiên cứu và trường đại học nước ngoài; có quan hệ với nhiều đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội.
Hằng năm tiếp đón và làm việc với trên 40 đoàn khách quốc tế và cử trên 60 đoàn đi dự các hội nghị, hội thảo quốc tế. Sinh viên học tại trường có nhiều cơ hội được tham gia trong các hội nghị cấp quốc gia và quốc tế như hội nghị ASEAN, ASEM, APEC, ADB
Sinh viên khi theo học tại trường sẽ:
Được nhập học theo đúng ngành, nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và của Nhà trường. Được xét, tiếp nhận vào ở ký túc xá theo quy định, phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường.
Được nghe phổ biến về chế độ, chính sách của Nhà nước đối với học sinh, sinh viên trong quá trình tham gia các chương trình giáo dục nghề nghiệp.
Được học hai chương trình đồng thời, chuyển trường, đăng ký dự tuyển đi học ở nước ngoài, học lên trình độ đào tạo cao hơn theo quy định của pháp luật; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định.
Tham gia hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức tự quản của học sinh, sinh viên, các hoạt động xã hội có liên quan đến học sinh, sinh viên trong và ngoài Nhà trường theo quy định của pháp luật.
Tốt nghiệp trường Học viện Ngoại giao Việt Nam có dễ xin việc không?
Tùy theo ngành nghề cụ thể bạn lựa chọn mà cơ hội việc làm khi học tại trường sẽ khác nhau. Với những ngành hot như quan hệ quốc tế, kinh tế quốc tế, luật quốc tế, truyền thông quốc tế thì việc xin việc làm sau khi tốt nghiệp không khó. Bởi với xu thế hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp hợp tác, liên doanh quốc tế hay doanh nghiệp quốc tế có trụ sở tại Việt Nam hoặc vốn đầu tư nước ngoài đều có nhu cầu tuyển dụng nhân sự lớn.
Hơn nữa, những bạn theo học tại Học viện Ngoại giao thường có kỹ năng ngoại ngữ tốt mà đây cũng là lợi thế để xin việc làm. Dù là công ty trong nước hay nước ngoài đều coi trọng những ứng viên có khả năng ngoại ngữ tốt, vì vậy sinh viên học tại đây sẽ gia tăng cơ hội trúng tuyển và có vị trí việc làm ưng ý