Học viện Tài chính

Học viện Tài chính (tiếng Anh: Academy of Finance, viết tắt AOF) trực thuộc Bộ Tài chính và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, là một trong những trường đại học công lập hàng đầu thuộc khối kinh tế tại Việt Nam, trường nổi tiếng với thế mạnh trong việc đào tạo chuyên sâu về ngành Tài chính – Kế toán.

Quá trình hình thành

Ngày 31 tháng 07 năm 1963, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định 117/CP thành lập Trường cán bộ Tài chính – Kế toán Trung ương (trực thuộc Bộ Tài chính). Địa điểm chính của trường đặt tại số 58 phố Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Ngoài ra, trường còn cơ sở mới tại 69 Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội và tại 19C ngõ Hàng Cháo, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội.

Sau khi thành lập, do yêu cầu của nền kinh tế cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh tiền tệ có trình độ đại học thuộc hệ thống ngân hàng, nên đến năm 1964 trường đã đổi tên thành trường Cán bộ Tài chính kế toán Ngân hàng Trung ương.

Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế ngày càng được mở rộng trên phạm vi cả nước đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế phải được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, ngày 27 tháng 10 năm 1976 Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định 226/CP đổi tên trường từ trường Cán bộ Tài chính Kế toán Ngân hàng Trung ương, thành trường Đại học Tài chính – Kế toán trực thuộc Bộ Tài chính.

Qua quá trình hoàn thiện và phát triển trường, đến năm 2001, để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 đề ra, sau khi kết thúc năm học 2000-2002, ngày 17/8/2001, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 120/2001/QĐ-TTg về việc thành lập Học viện Tài chính trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị là Trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội, Viện nghiên cứu Tài chính và Trung tâm Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính. Và Học viện Tài chính đã trở thành tên của trường từ đó đến nay.

Hiện tại, Học viện hiện có 720 cán bộ, viên chức trong đó có 390 giảng viên, 54 nghiên cứu viên, 23 giáo sư và phó giáo sư, hơn 80 tiến sĩ, 191 thạc , 21 nhà giáo ưu tú, từng đào tạo hơn 20.000 sinh viên, học viên.

Lãnh đạo Học viện

  • PGS.TS. Nguyễn Đào Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường
  • NGND. PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện
  • NGƯT. PGS.TS. Trương Thị Thủy, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện
  • PGS.TS. Nguyễn Mạnh Thiều, Phó Giám đốc Học viện
  • TS. Nguyễn Văn Bình, Phó Giám đốc Học viện

Hiệu trưởng, Giám đốc Học viện qua các thời kỳ

1. Nhà Giáo Đỗ Trọng Kim, Hiệu trưởng trường giai đoạn 1963 – 1972

2. Nhà Giáo Nguyễn Quang Long, Hiệu trưởng trường giai đoạn 1973 – 1980

3. GS.TS Võ Đình Hảo, Quyền Hiệu trưởng trường giai đoạn 1981 – 1982

4. GS.TSKH. Trương Mộc Lâm, Hiệu trưởng trường giai đoạn 1983 – 1986 và 1989 – 1990

5. TS. Mai Thiệu, Quyền Hiệu trưởng trường giai đoạn 1987 – 1988

6. NGƯT. GS.TS. Hồ Xuân Phương, Hiệu trưởng trường giai đoạn 1991 – 1998

7. NGND. GS.TS. Vũ Văn Hóa, Hiệu trưởng trường giai đoạn 1999 – 2001, Giám đốc Học viện giai đoạn 2002 – 2005

8. NGND. GS.TS. Ngô Thế Chi, Giám đốc Học viện giai đoạn 2005 – 2014

9. NGND. PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ, Giám đốc Học viện giai đoạn 2014 – nay

Khối các Khoa

  • Khoa Kinh tế (Thành lập năm 2012)
  • Khoa Tại chức (Tiền thân là khoa Giáo dục thường xuyên, thành lập 8/4/1968)
  • Khoa Sau đại học (Thành lập 19/01/1987)
  • Khoa Ngoại ngữ (Thành lập tháng 3/2007)
  • Khoa Hệ thống thông tin kinh tế (Thành lập tháng 5/2003)
  • Khoa Quản trị kinh doanh (Thành lập năm 2003)
  • Khoa Thuế – Hải quan (Thành lập tháng 9/2003)
  • Khoa Ngân hàng bảo hiểm (Thành lập năm 1964)
  • Khoa Tài chính quốc tế (Thành lập năm 2002)
  • Khoa Tài chính công (Thành lập năm 1965)
  • Khoa Kế toán (Thành lập năm 1963)
  • Khoa Lý luận chính trị (thành lập 9/2003 tiền thân là khoa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh)
  • Khoa Cơ bản (Tiền thân là Khoa Đại cương thành lập năm 1994)
  • Khoa Tài chính doanh nghiệp (Thành lập năm 1963)

Thành tích

  • Huân chương Hồ Chí Minh (2013)
  • Cờ thi đua Chính phủ (2012)
  • Bằng khen Thủ tướng Chính phủ (2011)
  • Cờ thi đua Chính phủ (2010)
  • Huân chương ITSALA (CHDCND Lào) (2008)
  • Huân chương Độc lập hạng Nhất (2008)
  • Cờ thi đua Chính phủ (2006)
  • Huân chương Độc lập hạng Nhì (2003)
  • Huân chương Hữu nghị (CHDCND Lào) (2008)
  • Huân chương Độc lập hạng Ba (1998)
  • Huân chương Lao động hạng Nhất (1993)
  • Huân chương Lao động hạng Nhì (1988)
  • Huân chương Lao động hạng Ba (1983)
Thông tin tuyển sinh 2024 (dự kiến).

1. Thời gian nộp hồ sơ

  • Xét tuyển thẳng và ưu tiên: Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng gửi hồ sơ về Học viện theo lịch tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
  • Xét tuyển học sinh giỏi dựa vào kết quả học tập THPT: Dự kiến từ ngày 28/05-16/06/2023.
  •  Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023: Theo lịch tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
  • Xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023: Dự kiến từ ngày 20/06-15/07/2023.
  • Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi ĐGNL, ĐGTD 2023:  Dự kiến từ ngày 20/06-15/07/2023.

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT.
  • Học sinh các nước theo chương trình hợp tác, trao đổi sinh viên.

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trên phạm vi cả nước và các nước khác.

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển

  • Phương thứ 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GD&ĐT.
  • Phương thức 2: Xét tuyển học sinh giỏi dựa vào kết quả học tập THPT.
  • Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023.
  • Phương thức 4: Xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023.
  • Phương thức 5: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội 2023.
Điểm chuẩn Học viện Tài chính các năm gần đây.

Điểm chuẩn của Học viện Tài chính như sau:

Ngành Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Thi THPT Quốc gia Học bạ Xét theo KQ thi THPT Xét tuyển kết hợp và xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT Xét theo KQ thi TN THPT và xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế với kết quả thi TN THPT Xét tuyển học sinh giỏi bậc THPT và xét tuyển dựa vào KQ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy
Ngôn ngữ Anh 29,82 24 32,70 35,77 34,32 27,3
Kinh tế 21,65 24,3 24,70 26,35 25,75 26,6
Quản trị kinh doanh 23,55 26,8 25,50 26,70 26,15 26,3
Tài chính – ngân hàng 1 21,45 25,4 25 26,10 25,80 28,7
Tài chính – ngân hàng 2 22 22,8 25 26,45 25,80 28,2
Tài chính – Ngân hàng 3 25,45 27,2
Kế toán 23,3 24,1 26,20 26,55 26,20 28,2
Kế toán (7340301D) 23 23,5 26,20 26,95
Hệ thống thông tin quản lý 21,25 22,2 24,85 26,10 25,90 27,9
Hải quan và Logistics 31,17 36,22
Phân tích tài chính 31,80 35,63
Tài chính doanh nghiệp 30,17 35,70
Kế toán doanh nghiệp 30,57 35,13
Kiểm toán 31 35,73
Hải quan và Logistics – CLC 34,28 26,0
Phân tích tài chính – CLC 33,63 29,2
Tài chính doanh nghiệp – CLC 33,33 29,0
Kế toán doanh nghiệp – CLC 32,95 27,0
Kiểm toán – CLC 33,85 27,2
Danh sách các ngành đào tạo
STT MÃ NGÀNH TÊN CHUYÊN NGÀNH CHỈ TIÊU (Dự kiến) TỔ HỢP XÉT TUYỂN
Xét tuyển thẳng và xét tuyển HSG (60%) Xét tuyển dựa vào KQ thi THPT, ĐGNL, khác (40%) Tổng chỉ tiêu
A. Chương trình đào tạo chất lượng cao (Điểm môn tiếng Anh nhân đôi đối với diện xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023 và xét tuyển kết hợp)
1 7340201C06 Hải quan và Logistics 120 80 200 A01
D01
D07
2 7340201C09 Phân tích tài chính 60 40 100 A01
D01
D07
3 7340201C11 Tài chính doanh nghiệp 180 110 290 A01
D01
D07
4 7340301C21 Kế toán doanh nghiệp 180 110 290 A01
D01
D07
5 7340301C22 Kiểm toán 120 80 200 A01
D01
D07
B. Chương trình chuẩn (Ngành Ngôn ngữ Anh điểm môn tiếng Anh nhân đôi đối với diện xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023 và xét tuyển kết hợp)
6 7220201 Ngôn ngữ Anh 120 80 200 A01
D01
D07
7 7310101 Kinh tế 140 100 240 A01
D01
D07
8 7340101 Quản trị kinh doanh 140 100 240 A01
D01
D07
9 73402011 Tài chính – Ngân hàng 1 340 220 560 A01
D01
D07
10 73402012 Tài chính – Ngân hàng 2 290 200 490 A01
D01
D07
11 73402013 Tài chính – Ngân hàng 3 190 120 310 A01
D01
D07
12 7340301 Kế toán 500 340 840 A01
D01
D07
13 7340405 Hệ thống thông tin quản lý 70 50 120 A01
D01
D07
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ Đại học chính quy 2023 2.450 1.630 4.080
Học phí của Học viện Tài chính

Mức học phí dự kiến năm học 2023-2024 của Học viện Tài chính:

  • Chương trình chuẩn: Từ 22 – 24 triệu đồng/sinh viên/năm học.
  • Chương trình chất lượng cao: Từ 48 – 50 triệu đồng/sinh viên/năm học.
  • Diện tuyển sinh theo đặt hàng: Từ 42 – 44 triệu đồng/sinh viên/năm học.

Từ những năm học sau học phí có thể thay đổi, nếu tăng thì không quá 10% so với năm học trước.

  • Học phí đối với lưu học sinh diện tự túc kinh phí: Theo quy định của Học viện đối với sinh viên nước ngoài diện tự túc kinh phí.
  • Chương trình liên kết đào tạo mỗi bên cấp một bằng đại học giữa Học viện Tài chính với Trường Đại học Greenwich (Vương quốc Anh), học phí không thay đổi trong suốt 4 năm học như sau:

+ Học 4 năm trong nước là: 70 triệu đồng/sinh viên/năm học (280 triệu đồng/sinh viên/khóa học)

+ Học 3 năm trong nước + 1 năm tại Trường Đại học Greenwich (Vương quốc Anh) là: 70 triệu đồng/sinh viên/năm học (cho 3 năm học trong nước); 470 triệu đồng/sinh viên/năm học (cho 1 năm học tại Trường Đại học Greenwich); tổng cộng là: 680 triệu đồng/sinh viên/khóa học.

  • Chương trình liên kết đào tạo Đại học Toulon cấp bằng học trong 3 năm: Chuyên ngành Bảo hiểm – Ngân hàng – Tài chính là 171 triệu đồng (mức học phí 20 bình quân: 57 triệu đồng/sinh viên/năm học); Chuyên ngành Kế toán – Kiểm soát – Kiểm toán là 180 triệu đồng (mức học phí 2 năm đầu là 57 triệu đồng/sinh viên/năm học, riêng năm cuối là 66 triệu đồng/sinh viên/ năm học).
[wp-review]

Trả lời