Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (cơ sở phía Nam)

Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam Youth Academy) là một học viện đào tạo với vai trò bồi dưỡng tư cách đạo đức, lý luận chính trị cho thanh niên Việt Nam. Trường có 2 cơ sở tại miền Bắc (Thủ đô Hà Nội) và miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh). Học viện trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Lịch sử hình thành

  • Đúng vào ngày 15/10/1956, lớp huấn luyện cán bộ đầu tiên của Trung ương Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam khai mạc, trở thành cột mốc lịch sử đánh dấu bước phát triển mới của Đoàn. Từ đây, Đoàn thanh niên chính thức có một hệ thống đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ chuyên trách, đáp ứng đòi hỏi của phong trào thanh thiếu nhi cả nước.
  • Nhìn lại chặng đường 60 năm – nửa thế kỷ phấn đấu, xây dựng và trưởng thành gắn liền với thăng trầm của lịch sử dân tộc và lịch sử công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi cả nước có thể thấy được những dấu mốc lịch sử đáng ghi nhớ về Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.
  • Ngày 15/10/1956, khai mạc lớp huấn luyện cán bộ đầu tiên của Trung ương đoàn, trở thành thời điểm lịch sử đánh dấu sự ra đời của hệ thống đào tạo, bồi dưỡng tập huấn cán bộ Đoàn.
  • Thời kỳ 1956 – 1970, trường mang tên “Trường huấn luyện cán bộ” trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đoàn với nhiệm vụ chủ yếu là mở các lớp ngắn hạn (từ 3 tháng đến 9 tháng), bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đoàn, Đội cho các tỉnh thành, đoàn phía bắc. Những cán bộ trẻ được tiếp cận với phương pháp, nghiệp vụ công tác thanh thiếu nhi có tính khoa học và hệ thống. Trở về cơ sở, họ áp dụng vàp thực tế công tác tại địa phương, góp phần thúc đẩy công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ngày càng phát triển sôi động và hiệu quả hơn.
  • Đến năm 1970, Trường Đoàn Trung ương ra đời, được Ban tuyên huấn Trung ương Đảng giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ Đoàn có trình độ chính trị trung cấp. Cũng năm đó, Trung ương Đoàn quyết định mở thêm phân hiệu của Trường Đoàn Trung ương tại Bắc Thái để đáp ứng yêu cầu đặc thù công tác Đoàn miền núi.
  • Khi hai miền Việt Nam thống nhất, Trường Đoàn Trung ương II ra đời đặt tại Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh với nhiệm vụ là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Đội cho các tỉnh phía Nam.
  • Năm 1982, sau nhiều năm thực hiện chương trình đào tạo cán bộ Đoàn trình độ chính trị Trung cấp, được phép của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Trường thí nghiệm đào tạo hệ cao cấp 4 năm với chuyên ngành là lịch sử. Từ đó trường đổi tên thành Trường Đoàn cao cấp.
  • Năm 1991, Trường đổi tên thành trường Cán bộ thanh thiếu niên Trung ương trên cơ sở hợp nhất cơ sở đào tạo tại Hà Nội và cơ sở đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh để phù hợp với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế và mở rộng nhiệm vụ đào tạo. Từ thời điểm này trường có thêm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam.
  • Năm 1995, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đựoc thành lập trên cơ sở tổ chức lại hệ thống đào tạo, nghiên cứu và thông tin khoa học của Trung ương Đoàn. Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam được tổ chức lại dựa trên cơ sở hợp nhất 3 thành viên là: Trường cao cấp thanh niên, Viện nghiên cứu thanh niên, Phân viện miền Nam. Trường có tên chính thức là Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam vào tháng 8 năm 1995.[3]
  • Năm 2001, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã trình Bộ chính trị phê duyệt đề án hoàn thiện Bộ máy tổ chức của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam theo hướng thống nhất quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, thông tin khoa học về các vấn đề thanh thiếu nhi, phục vụ đắc lực hơn cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cả nước.
  • Từ năm 2001 đến nay, Trung ương Đoàn và Học viện đã tập trung đầu tư và nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng nhiên cứu và phục vụ, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hoàn thiện chương trình đào tạo, từng bước đưa Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam hoà nhập vào hệ thống giáo dục Đại học quốc dân.

Đào tạo

Các khoa

  • Khoa Công tác Thanh Thiếu niên
  • Khoa Công tác Xã hội
  • Khoa Chính trị học
  • Khoa Cơ bản
  • Khoa Luật

Các ngành

  • Công tác Thanh thiếu niên
  • Công tác Xã hội
  • Quan hệ Công chúng
  • Tâm lí học
  • Luật
  • Quản lí nhà nước
  • Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước

Thành tích

  • Huân chương Lao động Hạng ba (năm 1981)[4]
  • Huân chương Tự do Hạng nhất (năm 1983 – Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào)
  • Huân chương Lao động Hạng nhì (năm 1986)
  • Huân chương Lao động Hạng nhất (năm 1991)
  • Huân chương Độc lập Hạng ba (năm 2001)
  • Huân chương Độc lập Hạng nhì (năm 2006)
  • Huân chương Độc lập Hạng nhì (năm 2016 – Lần 2)
Thông tin tuyển sinh 2024 (dự kiến).

1. Thời gian tuyển sinh

  • Xét tuyển theo kết quả thi THPT: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Xét tuyển theo học bạ THPT: Trường sẽ thông báo cụ thể trên website.

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trong cả nước.

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển

  • Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
  • Xét tuyển theo kết quả học bạ THPT.
  • Xét tuyển thẳng.

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT

– Xét tuyển theo kết quả thi THPT:

  • Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
  • Tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
  • Đạt từ 15 điểm trở lên và không có môn thi trong tổ hợp xét tuyển bị điểm liệt.

– Xét tuyển theo kết quả học bạ THPT:

+ Xét điểm học bạ lớp 12:

  • Đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2022 về trước.
  • Tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên (các môn trong tổ hợp xét tuyển không nhỏ hơn 6.0 điểm).

+ Xét điểm học bạ học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12:

  • Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
  • Tổng điểm trung bình 3 học kỳ của 3 môn học thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên (các môn trong tổ hợp xét tuyển không nhỏ hơn 6.0 điểm).

+ Xét điểm học bạ lớp 10 và lớp 11:

  • Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
  • Tổng điểm trung bình năm lớp 10 và lớp 11 của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên (các môn trong tổ hợp xét tuyển không nhỏ hơn 6.0 điểm).

– Xét tuyển thẳng:

Đạt giải 1, 2, 3 trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi hoặc kỳ thi KHKT cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố năm học 2021 – 2022 và đã tốt nghiệp THPT, hoặc

  • Học sinh giỏi THPT (lớp 10, 11, 12) và đã tốt nghiệp THPT.
  • Dành cho Bí thư Đoàn.

4.3. Chính sách ưu tiên xét tuyển và tuyển thẳng

  • Theo quy chế tuyển sinh Đại học chính quy của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Điểm chuẩn Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (cơ sở phía Nam) các năm gần đây.

Điểm chuẩn của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam như sau:

Ngành Năm 2018 Năm 2019 Năm 2022
Công tác Thanh thiếu niên 15.00 15 15
Danh sách các ngành đào tạo
Ngành đào tạo Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển Chỉ tiêu
Công tác Thanh thiếu niên 7760102 C00, C20, D01, A09 150
Học phí của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (cơ sở phía Nam)
  • Học phí của Học viện Thanh niên Việt Nam: Học viện áp dụng mức học phí và lộ trình tăng học phí cho từng năm theo quy định của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.
[wp-review]

Trả lời