Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường quốc tế (tiếng Anh: international school) là một tổ chức thúc đẩy giáo dục trong một môi trường hoặc khuôn khổ quốc tế.

Mặc dù không có định nghĩa hoặc tiêu chí thống nhất, các trường quốc tế thường được đặc trưng bởi đội ngũ học sinh và nhân viên tới từ nhiều quốc gia, giảng dạy đa ngôn ngữ, chương trình giảng dạy hướng tới các quan điểm và chủ đề toàn cầu, và thúc đẩy các khái niệm như quyền công dân thế giới, đa nguyên và hiểu biết đa văn hóa. [1] Nhiều trường quốc tế áp dụng chương trình giảng dạy từ các chương trình và tổ chức như Tú tài Quốc tế, Cơ quan khảo thí và giáo dục đa quốc gia của Anh (Edexcel), Hội đồng Khảo thí Quốc tế Đại học Cambridge, Chương trình Giáo dục Tiểu học Quốc tế (IPC) hoặc Chương trình AP và Kỳ Thi AP (Advanced Placement).

Chương trình Giáo dục Tiểu học Quốc tế (IPC) là một chương trình giáo dục độc lập dành cho học sinh từ 5 đến 11 tuổi, được The SAGE Handbook of Research in International Education năm 2015 trích dẫn là một trong ba hệ thống giáo dục quốc tế chính và là một trong hai hệ thống đã được xác định các chương trình đặc biệt với các mục tiêu giáo dục quốc tế.

Các trường quốc tế thường tuân theo chương trình giảng dạy khác với nước sở tại, chủ yếu phục vụ học sinh quốc tịch nước ngoài, chẳng hạn như thành viên của cộng đồng người nước ngoài, doanh nghiệp hoặc tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện ngoại giao hoặc các chương trình truyền giáo.

Việc học sinh các nước sở tại được nhận vào học giúp đem đến nền tảng giáo dục làm tiền đề cho việc du học hoặc ứng tuyển việc làm tại nước ngoài, cung cấp chương trình giảng dạy ngôn ngữ trình độ cao và / hoặc nâng cao nhận thức về văn hóa và toàn cầu.

Tiêu chí

Tại một hội nghị tại nước Ý năm 2009, Hiệp hội Quốc tế về Công tác Thủ thư trường học đã đưa ra một danh sách về các tiêu chí mô tả về trường quốc tế, bao gồm:

Khả năng chuyển tiếp chương trình học của học sinh giữa các trường quốc tế.
Số lượng học sinh nước ngoài (cao hơn ở trong các trường công).
Tập thể học sinh đa quốc gia và đa ngôn ngữ
Một chương trình giảng dạy quốc tế
Các tổ chức quốc tế công nhận ví dụ Hội đồng các trường quốc tế (Council of International Schools), Tú Tài Quốc tế, Accediting Commission International, Hiệp hội các trường học, đại học và cao đẳng khu vực phía Tây Hoa Kỳ.
Số lượng giáo viên tạm thời đến từ nhiều quốc gia
Tuyển sinh không chọn lọc
Thông thường giảng dạy bằng Tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp, cộng với việc bắt buộc phải đảm nhận ít nhất một ngôn ngữ khác

Thông tin tuyển sinh 2024 (dự kiến).

1. Thời gian xét tuyển

  • Thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT và quy định của ĐHQGHN.

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định.

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trên cả nước và quốc tế.

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển

  • Phương thức 1. Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo theo quy định của Bộ GD&ĐT và quy định của ĐHQGHN;
  • Phương thức 2. Xét tuyển theo kết quả kì thi TN THPT năm 2023;
  • Phương thức 3. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐHQGHN tổ chức;
  • Phương thức 4. Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp một trong ba kết quả sau:
    • Kết quả học tập bậc THPT và phỏng vấn;
    • Kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQGHN;
    • Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023;
  • Phương thức 5. Xét tuyển các phương thức khác:
    • Xét tuyển theo kết quả thi ĐGNL của ĐHQG-HCM;
    • Xét tuyển các chứng chỉ quốc tế, kết quả các kì thi chuẩn hóa, bao gồm: A-Level; SAT; ACT; IB;
    • Xét tuyển thí sinh quốc tế.

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện ĐKXT

a. Xét tuyển theo kết quả kì thi tốt nghiệp THPT năm 2023

  • Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào căn cứ trên kết quả thi THPT năm 2023 của Trường Quốc tế: sẽ thông báo cụ thể ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sau khi có kết quả thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

b. Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 hoặc kết quả học tập bậc THPT

Thí sinh có điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 72 trở lên và đáp ứng một trong các điều kiện sau:

  • Phương thức xét tuyển 1: Có tổng điểm 2 môn thi/bài thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn) đạt từ 14 điểm trở lên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
  • Phương thức xét tuyển 2: Có điểm trung bình chung học tập bậc THPT của 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ Văn) đạt từ 8,0 trở lên, từng kỳ không có môn nào dưới 7,0.

c. Xét tuyển theo chứng chỉ quốc tế và kết quả kì thi chuẩn hóa ( A-Level, SAT, ACT)

  • Thí sinh có điểm chứng chỉ A-Level của tổ hợp kết quả 3 môn trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc Ngữ văn theo các tổ hợp quy định của ngành đào tạo tương ứng, đảm bảo mỗi môn đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương đương điểm C, PUM range ≥ 60).
  • Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT đạt điểm từ 1100/1600 trở lên. Mã đăng ký của ĐHQGHN với Tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi(Thí sinh phải khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT).

d. Xét tuyển thí sinh quốc tế

  • Thí sinh là người nước ngoài đáp ứng các yêu cầu theo quy định của ĐHQGHN và Bộ GD-ĐT.

e. Xét tuyển theo Bằng Tú tài quốc tế (International Baccalaureate)

  • Thí sinh có bằng tốt nghiệp Tú tài quốc tế (International Baccalaureate) với mức điểm từ 24/42 trở lên, trong đó điểm thành phần môn Toán, Tiếng Anh đạt tối thiểu 4/7 và đạt yêu cầu phỏng vấn của Trường Quốc tế.

f. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực (HSA) do ĐHQGHN tổ chức

  • Thí sinh có kết quả kỳ thi HSA còn thời hạn do ĐHQGHN tổ chức đạt từ 80 trên thang điểm 150 điểm. Thí sinh cần có điểm trung bình chung 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 bậc THPT) của một trong các môn Ngoại ngữ: tiếng Anh/tiếng Pháp/tiếng Nhật đạt từ 7.0 trở lên.

g. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi Đánh giá tư duy của Trường đại học Bách Khoa Hà Nội (Chỉ áp dụng với các ngành Hệ thống thông tin quản lý, Tin học và Kỹ thuật máy tính, Phân tích dữ liệu kinh doanh, Tự động hóa và Tin học, Công nghệ thông tin ứng dụng, Công nghệ tài chính và kinh doanh kỹ thuật số, Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics)

  • Xét tổng điểm tổ hợp 3 môn Toán – Đọc hiểu – Khoa học tự nhiên, hoặc Toán – Đọc hiểu – Tiếng Anh đạt từ 18/30 điểm trở lên; Trường hợp xét tuyển bằng tổng điểm tổ hợp 3 môn Toán – Đọc hiểu – Khoa học tự nhiên. Thí sinh cần có điểm trung bình chung 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 bậc THPT) của một trong các môn Ngoại ngữ: tiếng Anh/tiếng Pháp/tiếng Nhật đạt từ 7.0 trở lên.
Điểm chuẩn Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội các năm gần đây.
Ngành Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

(Xét theo KQ thi TN THPT)

Năm 2023

(Xét theo KQ thi TN THPT)

Kinh doanh quốc tế 20.5 23,25 26,2 24 24,35
Kế toán, Phân tích và Kiểm toán 18.75 20,5 25,5 22,5 22,90
Hệ thống thông tin quản lý 17 19,5 24,8 22,5 22,60
Tin học và Kỹ thuật máy tính 17 19 24 22,5  
Phân tích dự liệu kinh doanh 17 21 25 23,5 23,60
Marketing (Song bằng VNU-HELP)   18 25,3 23  
Quản lý (Song bằng VNU-Keuka)   17 23,5 21,5  
Tự động hóa và Tin học     22 22 21,00
Ngôn ngữ Anh     25 24 23,85
Công nghệ thông tin ứng dụng         21,85
Công nghệ tài chính và kinh doanh số         22,25
Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics         22,00
Danh sách các ngành đào tạo
STT Mã ngành Tên ngành/ Nhóm ngành xét tuyển Chỉ tiêu Tổ hợp môn xét tuyển
Tổ hợp môn xét tuyển 1 Tổ hợp môn xét tuyển 2 Tổ hợp môn xét tuyển 3 Tổ hợp môn xét tuyển 4
1 QHQ01 Kinh doanh quốc tế 260 A00 A01 D01
D03
D06
D96
D97
D00
2 QHQ02 Kế toán, Phân tích và Kiểm toán 180 A00 A01 D01
D03
D06
D96
D97
D00
3 QHQ03 Hệ thống thông tin quản lý 100 A00 A01 D01
D03
D06
D96
D97
D00
4 QHQ04 Tin học và Kỹ thuật máy tính 100 A00 A01 D01
D03
D06
D07
D23
D24
5 QHQ05 Phân tích dữ liệu kinh doanh 110 A00 A01 D01
D03
D06
D07
D23
D24
6 QHQ6 Marketing
(Song bằng)
100 A00 A01 D01
D03
D06
D96
D97
D00
7 QHQ7 Quản lý
(Song bằng)
60 A00 A01 D01
D03
D06
D96
D97
D00
8 QHQ8 Tự động hóa và Tin học 100 A00 A01 D01
D03
D06
D07
D23
D24
9 QHQ9 Ngôn ngữ Anh 100 A00 D01 D78 D90
10 QHQ10 Công nghệ thông tin ứng dụng 100 A00 A01 D01
D03
D06
D07
D23
D24
11 QHQ11 Công nghệ tài chính và kinh doanh số 110 A00 A01 D01
D03
D06
D07
D23
D24
12 QHQ12 Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics 80 A00 A01 D01
D03
D06
D07
D23
D24
Học phí của Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội

Học phí các ngành quy định như sau:

STT Ngành đào tạo Đơn vị cấp bằng Học phí và các khoản phí dịch vụ Ghi chú
1 Kinh doanh quốc tế (đào tạo bằng tiếng Anh) ĐHQGHN
202.400.000 VNĐ/1 sinh viên/1 khóa học (tương đương 8.800 USD/1 sinh viên/1 khóa học)
2 Kế toán, Phân tích và Kiểm toán (đào tạo bằng tiếng Anh) ĐHQGHN
202.400.000 VNĐ/1 sinh viên/1 khóa học (tương đương 8.800 USD/1 sinh viên/1 khóa học)
3 Hệ thống thông tin quản lý (đào tạo bằng tiếng Anh) ĐHQGHN
182.160.000 VNĐ/1 sinh viên/1 khóa học (tương đương 7.920 USD/1 sinh viên/1 khóa học)
4 Tin học và Kỹ thuật máy tính (chương trình liên kết quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng đào tạo bằng tiếng Anh) ĐHQGHN
165.600.000 VNĐ/1 sinh viên/1 khóa học (tương đương 7.200 USD/1 sinh viên/1 khóa học)
5 Phân tích dữ liệu kinh doanh (đào tạo bằng tiếng Anh) ĐHQGHN
184.000.000 VNĐ/1 sinh viên/1 khóa học (tương đương 8.000 USD/1 sinh viên/1 khóa học)
6 Marketing song bằng do VNU và Đại học HELP, Malaysia cùng cấp bằng (đào tạo bằng tiếng Anh) ĐHQGHN và trường Đại học HELP – Malaysia 322.000.000 VNĐ/1 sinh viên/1 khóa học (tương đương 14.000 USD/1 sinh viên/1 khóa học)
Mức học phí này đã bao gồm tiền học phí của 01 học kỳ sinh viên học tại Đại học HELP, Malaysia
7 Quản lý song bằng do VNU và Đại học Keuka, Mỹ cùng cấp bằng (đào tạo bằng tiếng Anh) ĐHQGHN và trường Đại học Keuka – Hoa Kỳ 450.800.000 VNĐ/1 sinh viên/1 khóa học (tương đương 19.600 USD/1 sinh viên/1 khóa học)
Mức học phí này đã bao gồm tiền học phí của 01 học kỳ sinh viên học tại Đại học Keuka, Hoa Kỳ.
8 Kỹ sư Tự động hóa và Tin học (đào tạo bằng tiếng Anh) ĐHQGHN
257.600.000 VND/1 sinh viên/1 khóa học (tương đương với 11.200 USD/1 sinh viên/1 khóa học)
9 Ngôn ngữ Anh (chuyên sâu Kinh doanh – Công nghệ thông tin)(đào tạo bằng tiếng Anh) ĐHQGHN
227.700.000 VNĐ/1 sinh viên/1 khóa học (tương đương 9.900 USD/1 sinh viên/1 khóa học)
10 Công nghệ tài chính và kinh doanh số ĐHQGHN
227.700.000 VNĐ/1 sinh viên/1 khóa học (tương đương 9.900 USD/1 sinh viên/1 khóa học)
11 Công nghệ thông tin ứng dụng ĐHQGHN
257.600.000 VND/1 sinh viên/1 khóa học (tương đương với 11.200 USD/1 sinh viên/1 khóa học)
12 Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics ĐHQGHN
257.600.000 VND/1 sinh viên/1 khóa học (tương đương với 11.200 USD/1 sinh viên/1 khóa học)
[wp-review]

Trả lời