Đại học Ngoại thương (NTH )
91 Phố Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội (Xem bản đồ)Giới thiệu chung về Trường Đại Ngoại thương
Trường Đại học Ngoại thương (Foreign Trade University – FTU) là một trong những trường đại học top đầu cả nước về đào tạo kinh tế với chuyên ngành chủ đạo là Kinh tế đối ngoại.
Trường Đại học Ngoại thương chính thức thành lập năm 1964 với tên sơ khai là trường Đại học Cán bộ Ngoại giao – Ngoại Thương, tách từ Khoa Quan hệ quốc tế trường Đại học Kinh tế – Tài chính theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, gồm 2 khoa đào tạo là Khoa Ngoại Giao và Khoa Ngoại Thương. Tới năm 1965, Thủ tướng chính phủ quyết định tách thành 2 trường là Học viện Ngoại giao (Thuộc bộ Ngoại giao) và Đại học Ngoại thương (thuộc bộ Công thương) ngày nay.
Hiện tại, trường đã từng bước xây dựng và phát triển 16 khoa và viện, đào tạo 12 ngành với 3 cơ sở trên cả nước. Đại học Ngoại thương chú trọng vào chất lượng đào tạo, triển khai phương hướng đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động thời đại 4.0 và được nhiều đại học quốc tế công nhận, khoa Đào tạo quốc tế của trường đang có nhiều chương trình liên kết đào tạo với các trường đại học nổi tiếng như trường Đại học Bedfordshire, Anh Quốc; Trường Kinh doanh Niels Brock Copenhagen, Đan Mạch;…
Ngoài đầu tư cho chất lượng giảng dạy, trường cũng đặc biệt chú trọng vào các hoạt động ngoại khóa, hỗ trợ học tập, tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho sinh viên,… Với gần 40 câu lạc bộ khác nhau, từ clb chuyên môn, sở thích,… sinh viên FTU thường rất năng động và tài năng, và có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau khi ra trường!
Thông tin tuyển sinh năm 2024 (dự kiến)
- 1. Thời gian xét tuyển
- Theo lịch chung của Bộ GD&ĐT và kế hoạch của nhà trường.
2. Đối tượng tuyển sinh
- Tất cả thí sinh tính tới thời điểm xác định trúng tuyển đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương) bao gồm các thí sinh đã tốt nghiệp THPT tại Việt Nam và nước ngoài đáp ứng các điều kiện trong đề án tuyển sinh năm 2022 của Nhà trường.
- Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định.
- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Phạm vi tuyển sinh
- Tuyển sinh trên cả nước.
4. Phương thức xét tuyển
Nhà trường tuyển sinh theo 06 phương thức xét tuyển:
- Phương thức 1 – Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi HSG quốc gia (hoặc tham gia cuộc thi KHKT quốc gia, thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp điểm xét tuyển của trường), đạt giải (nhất, nhì, ba) HSG cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12, thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên (theo Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT): Xét tuyển căn cứ trên các điều kiện xét tuyển, nguyện vọng đăng ký, chỉ tiêu của từng chương trình và điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định cụ thể của Nhà trường.
- Phương thức 2 – Phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên: Xét tuyển căn cứ trên nguyện vọng đăng ký, chỉ tiêu của từng chương trình và điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định cụ thể của Nhà trường.
- Phương thức 3 – Phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Xét tuyển căn cứ trên nguyện vọng đăng ký, chỉ tiêu của từng chương trình và điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định cụ thể của Nhà trường.
- Phương thức 4 – Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Xét tuyển theo các tổ hợp môn xét tuyển Nhà trường quy định (gồm các tổ hợp A00, A01, D01, D02, D03, D04, D06, D07).
- Phương thức 5 – Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi ĐGNL do ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM tổ chức trong năm 2022: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi ĐGNL của 02 Đại học Quốc Gia và theo quy định cụ thể của Nhà trường.
- Phương thức 6 – Phương thức xét tuyển thẳng: Xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.
Các ngành tuyển sinh
Tên ngành |
Mã ngành |
Tổ hợp môn xét tuyển
|
Chỉ tiêu (dự kiến)
|
Luật | NTH01-01 |
A00, A01, D01, D07
|
|
Nhóm ngành Kinh tế; Kinh tế quốc tế
– Kinh tế |
NTH01-02 |
– A00, A01, D01, D02, D03, D04, D06, D07
– A00, A01, D01, D03, D07
|
|
Nhóm ngành Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn
– Marketing |
NTH02 |
A00, A01, D01, D07
|
|
Nhóm ngành Kế toán, Tài chính – Ngân hàng
– Kế toán |
NTH03 |
A00, A01, D01, D07
|
|
Ngôn ngữ Anh | NTH04 |
D01
|
|
Ngôn ngữ Pháp | NTH05 |
D01, D03
|
|
Ngôn ngữ Trung Quốc | NTH06 |
D01, D04
|
|
Ngôn ngữ Nhật | NTH07 |
D01, D06
|
Điểm tuyển sinh các năm
Tên ngành | Năm 2021 | Năm 2022
(Xét theo KQ thi TN THPT) |
Luật | A00: 28,05
A01, D01, D07: 27,55 |
27,50 |
Nhóm ngành Kinh tế; Kinh tế quốc tế
– Kinh tế – Kinh doanh quốc tế |
A00: 28,50
A01: 28,00 D01: 28,00 D02: 26,50 D03: 28,00 D04: 28,00 D06: 28,00 D07: 28,00 |
28,40 |
Nhóm ngành:
– Quản trị kinh doanh – Kinh doanh quốc tế – Quản trị khách sạn – Marketing
|
A00: 28,45
A01, D01, D06, D07: 27,95 |
28,20 |
Nhóm ngành Kế toán, Tài chính – Ngân hàng
– Kế toán – Tài chính – Ngân hàng |
A00: 28,25
A01, D01, D07: 27,75 |
27,80 |
Ngôn ngữ Anh | D01: 37,55 | 36,40 |
Ngôn ngữ Pháp | D01: 36,75
D03: 34,75 |
35,00 |
Ngôn ngữ Trung Quốc
|
D01: 39,35
D04: 37,35 |
36,60 |
Ngôn ngữ Nhật | D01: 37,20
D06: 35,20 |
36,00 |
Học phí
- Học phí dự kiến năm học 2022-2023 đối với chương trình đại trà: 22 triệu đồng/ năm học.
- Học phí chương trình Chất lượng cao dự kiến 42 triệu đồng/ năm học .
- Học phí chương trình Tiên tiến dự kiến là 65 triệu đồng/năm.
- Học phí các chương trình định hướng nghề nghiệp: chương trình Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế, chương trình Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản, chương trình Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, chương tình chất lượng cao Luật kinh doanh quốc tế theo mô hình thực hành nghề nghiệp dự kiến khoảng 40 triệu đồng/ năm học. Riêng học phí của chương trình chất lượng cao Quản trị khách sạn dự kiến là 60 triệu đồng/ năm.
- Dự kiến học phí của các chương trình được điều chỉnh hàng năm không quá 10%/ năm.