Đại học Ngoại thương (Cơ sở TP.HCM)

Trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II (tiếng Anh: Foreign Trade University Ho Chi Minh City Campus – FTU2) là cơ sở đào tạo phía Nam của trường Trường Đại học Ngoại thương tại Hà Nội, đại học chuyên ngành kinh tế đầu ngành tại Việt Nam, thành viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường được thành lập dựa trên nhu cầu đào tạo cán bộ trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế của các tỉnh thành phía Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Được thành lập theo Quyết định số 1485/GD-ĐT ngày 16 tháng 7 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.[2]

Lịch sử

Ngày 20/6/1962, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Khoa Quan hệ Quốc tế tách khỏi Trường Đại học Kinh tế – Tài chính để thành lập Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương trực thuộc Bộ Ngoại giao. Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương có trụ sở đặt tại làng Láng, tỉnh Hà Đông cũ nay là phường Láng Thượng, trên khu đất của Trường Đại học Ngoại thương và Học viện Ngoại giao hiện nay.

Ngày 05/8/1967, theo đề nghị của Bộ Ngoại giao và Bộ Ngoại thương, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký Quyết định số 123/CP 7 chia tách Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương thành hai trường: Trường Ngoại giao (nay là Học viện Ngoại giao) trực thuộc Bộ Ngoại giao và Trường Ngoại thương thuộc Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Công Thương). Tên hiệu chính thức của Trường Đại học Ngoại thương có từ thời gian này.

Năm 1985, Trường Đại học Ngoại thương chuyển từ Bộ Ngoại thương sang trực thuộc Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Ngày 16/7/1993, xuất phát từ nhu cầu cán bộ trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được thành lập theo Quyết định số 1485/GD-ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thông tin tuyển sinh 2024 (dự kiến).

1. Thời gian xét tuyển

* Phương thức 1 – Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi HSG quốc gia (hoặc tham gia cuộc thi KHKT quốc gia, thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp điểm xét tuyển của trường), đạt giải (nhất, nhì, ba) HSG cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12, thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên (theo Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT) 

  • Dự kiến từ ngày 22/05 đến ngày 31/05/2023.

* Phương thức 2 – Phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên

  • Dự kiến từ ngày 22/05 đến ngày 31/05/2023.

* Phương thức 3 – Phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023

  • Dự kiến giữa tháng 7/2023.

* Phương thức 4 – Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023

  • Theo quy định của Bộ GD&ĐT.

* Phương thức 5 – Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi ĐGNL do ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM tổ chức trong năm 2023

  • Dự kiến từ ngày 22/05 đến ngày 31/05/2023.

* Phương thức 6 – Phương thức xét tuyển thẳng

  • Dự kiến từ ngày 22/05 đến ngày 30/06/2023.

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Tất cả thí sinh tính tới thời điểm xác định trúng tuyển đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương) bao gồm các thí sinh đã tốt nghiệp THPT tại Việt Nam và nước ngoài đáp ứng các điều kiện trong đề án tuyển sinh năm 2023 của Nhà trường.
  • Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định.
  • Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trong cả nước.

4. Phương thức tuyển sinh

Nhà trường tuyển sinh theo 06 phương thức xét tuyển:

  • Phương thức 1 – Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi HSG quốc gia (hoặc tham gia cuộc thi KHKT quốc gia, thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp điểm xét tuyển của trường), đạt giải (nhất, nhì, ba) HSG cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12, thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên (theo Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT): Xét tuyển căn cứ trên các điều kiện xét tuyển, nguyện vọng đăng ký, chỉ tiêu của từng chương trình và điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định cụ thể của Nhà trường.
  • Phương thức 2 – Phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên: Xét tuyển căn cứ trên nguyện vọng đăng ký, chỉ tiêu của từng chương trình và điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định cụ thể của Nhà trường.
  • Phương thức 3 – Phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023: Xét tuyển căn cứ trên nguyện vọng đăng ký, chỉ tiêu của từng chương trình và điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định cụ thể của Nhà trường.
  • Phương thức 4 – Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023: Xét tuyển theo các tổ hợp môn xét tuyển Nhà trường quy định (gồm các tổ hợp A00, A01, D01, D02, D03, D04, D06, D07).
  • Phương thức 5 – Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi ĐGNL do ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM tổ chức trong năm 2023: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi ĐGNL của 02 Đại học Quốc Gia và theo quy định cụ thể của Nhà trường.
  • Phương thức 6 – Phương thức xét tuyển thẳng: Xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.
Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương (Cơ sở TP.HCM) các năm gần đây.

Điểm chuẩn của trường Đại học Ngoại thương (Cơ sở TP.HCM) như sau:

Ngành Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Kinh tế 26,40 (A00) A00: 28,15

A01, D01, D06, D07: 27,65

A00: 28,55

A01, D01, D06, D07: 28,05

28,25 27,60
Quản trị kinh doanh 26,40 (A00) A00: 28,15

A01, D01, D06, D07: 27,65

A00: 28,55

A01, D01, D06, D07: 28,05

28,25 27,60
Tài chính – Ngân hàng 25,90 (A00) A00: 27,85

A01, D01, D07: 27,35

A00: 28,40

A01, D01, D07: 27,90

28,25 27,80
Kế toán 25,90 (A00) A00: 27,85

A01, D01, D07: 27,35

A00: 28,40

A01, D01, D07: 27,90

25,25 27,80
Kinh doanh quốc tế   A00: 27,85

A01, D01, D07: 27,35

A00: 28,40

A01, D01, D07: 27,90

28,25 27,80
Marketing       28,25 27,80
Danh sách các ngành đào tạo
STT Mã ngành/ nhóm ngành xét tuyển Tên ngành/ Nhóm ngành xét tuyển Phương thức xét tuyển Chỉ tiêu (Dự kiến) Tổ hợp môn xét tuyển
1 NTS01 Kinh tế 100: Phương thức xét tuyển 4 85 A00
A01
D01
D06
D07
2 Quản trị kinh doanh 100: Phương thức xét tuyển 4 10 A00
A01
D01
D07
3 NTS02 Kế toán 100: Phương thức xét tuyển 4 20 A00
A01
D01
D07
4 Tài chính – Ngân hàng 100: Phương thức xét tuyển 4 15 A00
A01
D01
D07
5 Kinh doanh quốc tế 100: Phương thức xét tuyển 4 5 A00
A01
D01
D07
6 Marketing 100: Phương thức xét tuyển 4 5 A00
A01
D01
D07
Học phí của Đại học Ngoại thương (Cơ sở TP.HCM)
  • Học phí dự kiến năm học 2023-2024 đối với chương trình đại trà: 25 triệu đồng/ năm học.
  • Học phí chương trình Chất lượng cao dự kiến 45 triệu đồng/ năm học .
  • Học phí chương trình Tiên tiến dự kiến là 70 triệu đồng/năm.
  • Học phí các chương trình định hướng nghề nghiệp: chương trình Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế, chương trình Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản, chương trình Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, chương tình chất lượng cao Luật kinh doanh quốc tế theo mô hình thực hành nghề nghiệp dự kiến khoảng 45 triệu đồng/ năm học. Riêng học phí của chương trình chất lượng cao Quản trị khách sạn dự kiến là 60 triệu đồng/ năm.
  • Dự kiến học phí của các chương trình được điều chỉnh hàng năm không quá 10%/ năm.
[wp-review]

Trả lời