Học viện Chính sách và Phát triển (HCP)
Tòa Nhà Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngõ 7, Tôn Thất Thuyết, Cầu giấy, Hà Nội (Xem bản đồ)Học viện Chính sách và Phát triển (Tiếng Anh: Academy Of Policy and Development) được thành lập theo Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 04/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ, là trường Đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Sứ mệnh – Tầm nhìn – Triết lý giáo dục :
Sứ mệnh
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao bậc đại học, thạc sỹ, tiến sỹ về chính sách công kinh tế và quản lý, có tư duy năng động sáng tạo, đủ năng lực làm việc trong nước và quốc tế, nghiên cứu bồi dưỡng tư vấn và phản biện chính sách.[2]
Tầm nhìn :
Đến năm 2020, Học viện trở thành trường đại học theo định hướng nghiên cứu, đạt các chuẩn quốc gia về chất lượng, nằm trong nhóm các trường đại học có uy tín thuộc khối ngành kinh tế và quản lý ở Việt Nam[2].
Đến năm 2030, Học viện trở thành trường đại học theo định hướng nghiên cứu nằm trong nhóm các trường đại học hàng đầu về kinh tế và quản lý ở Việt Nam, có uy tín trong khu vực Đông Nam Á; trở thành trung tâm nghiên cứu có uy tín trong nước và trong khu vực[2].
Triết lý giáo dục:
Chất lượng, Phát triển bền vững và Hội nhập quốc tế.
Đào Tạo :
Hệ đại trà :
Hiện tại, Học viện có 10 ngành và 19 chuyên ngành đào tạo hệ đại trà:
- Ngành Kinh tế: Chuyên ngành Đầu tư; Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý công, Chuyên ngành Đấu thầu và quản lý dự án.
- Ngành Kinh tế quốc tế: Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại; Chuyên ngành Thương mại quốc tế và Logistics.[3]
- Ngành Kinh tế phát triển: Chuyên ngành Kinh tế phát triển; Chuyên ngành Kế hoạch phát triển.
- Ngành Quản trị kinh doanh: Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp; Chuyên ngành Quản trị Marketing, Chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch.
- Ngành Tài chính – Ngân hàng: Chuyên ngành Tài chính; Chuyên ngành Ngân hàng, Chuyên ngành Thẩm định giá.
- Ngành Quản lý Nhà nước: Chuyên ngành Quản lý công.
- Ngành Luật Kinh tế: Chuyên ngành Luật Đầu tư – Kinh doanh.
- Ngành Kế toán: Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán.
- Ngành Kinh tế số: Chuyên ngành phân tích dữ liệu lớn trong Kinh tế và Kinh doanh (Big data); Chuyên ngành Kinh tế và Kinh doanh số.
- Ngôn ngữ Anh: Chuyên ngành Tiếng Anh kinh tế và kinh doanh
Chương trình chuẩn quốc tế :
Có 3 ngành và 4 chuyên ngành đào tạo chuẩn quốc tế:
- Ngành Kinh tế quốc tế: Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại.
- Ngành Tài chính – Ngân hàng: Chuyên ngành tài chính; Chuyên ngành Đầu tư.
- Ngành Quản trị kinh doanh: Chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
Sau đại học :
Đào tạo sau đại học trình độ Thạc sỹ có 5 chuyên ngành:
- Chính sách công.
- Tài chính – Ngân hàng.
- Kinh tế quốc tế.
- Quy hoạch phát triển.
- Quản trị kinh doanh.
Cơ sở vật chất :
Với cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông, học liệu và những điều kiện vật chất, thiết bị khác đảm bảo chất lượng sẽ thỏa mãn đầy đủ nhu cầu về môi trường học tập, nghiên cứu, sinh hoạt của giảng viên và sinh viên.