Đại học Mỏ – Địa Chất
dai-hoc-mo-dia-chat
                                                          Đại học Mỏ – Địa Chất

Giới thiệu chung về trường Đại học Mỏ – Địa Chất :

Trường Đại học Mỏ – Địa chất là một trường đại học đa ngành hàng đầu tại Việt Nam, thuộc nhóm 95 trường đại học hàng đầu Đông Nam Á.

Trường được thành lập năm 1966, là trường đại học đa ngành, định hướng ứng dụng, đào tạo cán bộ Khoa học kỹ thuật trình độ đại học và trên đại học về các lĩnh vực:

Dầu khí, Xây dựng, Công nghệ thông tin, Cơ khí, Tự động hóa, Khai thác tài nguyên khoáng sản, Bảo vệ môi trường, Đo đạc lãnh thổ lãnh hải, Quản lý đất đai, Kinh tế, Quản trị doanh nghiệp, Kế toán,… Hiện Nhà trường có 3 cơ sở đào tạo tại Hà Nội, Quảng Ninh và Vũng Tàu.

Sứ mạng của HUMG

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức – công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.

Tầm nhìn đến năm 2030 :

Đến năm 2030, trở thành đại học đa ngành định hướng nghiên cứu, có uy tín trong nước và quốc tế.

 Giá trị cốt lõi của trường :

“ĐOÀN KẾT – LIÊM CHÍNH – TRÁCH NHIỆM – SÁNG TẠO – CHẤT LƯỢNG”

Đoàn kết: Gắn kết thành một tập thể thống nhất vì sự phát triển.
Liêm chính: Tuân thủ nguyên tắc, trung thực, công bằng và khách quan.
Trách nhiệm: Mang lại sự phát triển bền vững cho các bên liên quan.
Sáng tạo: Thúc đẩy việc tạo ra giá trị mới, hữu ích cho xã hội.
Chất lượng: Tạo ra nguồn nhân lực và các sản phẩm khoa học – công nghệ chất lượng cao.

Nhân sự của trường :

Với 50 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Mỏ – Địa chất đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao. Nhiều cán bộ của Nhà trường đã là những nhà khoa học đầu ngành của cả nước.

Đội ngũ cán bộ, viên chức, nhà khoa học của Nhà trường có đầy đủ năng lực hoàn thành xuất sắc công tác đào tạo, NCKH, chuyển giao công nghệ.

Cơ cấu tổ chức của Nhà trường thực hiện ở 03 cấp: Trường, khoa, bộ môn. Hiện nay, Nhà trường có :

  • 12 khoa trong đó có 09 khoa chuyên môn và 03 khoa đại cương với 60 bộ môn;
  • 18 phòng, ban, trung tâm chức năng;
  • 01 Văn phòng Chương trình tiên tiến;
  • 08 trung tâm nghiên cứu, 01 công ty.

Hiện tại (đến tháng 8/2016) tổng số cán bộ viên chức toàn trường là 902 người, trong đó có 625 giảng viên, 64 trợ giảng, 213 cán bộ hành chính văn phòng.

Nhìn chung, số lượng và chất lượng của cán bộ viên chức đã được nâng cao; đặc biệt, lực lượng cán bộ có trình độ cao tăng mạnh, được trẻ hóa, đáp ứng được yêu cầu đặt ra và thực hiện tốt nhiệm vụ của Nhà trường :

– 02 GS.TS, 54 PGS.TS, 39 GVC.TS, 105 GV.TS, 02 TS là trợ giảng; số tiến sĩ ở độ tuổi từ 30 – 40 là 92, trong đó có 02 đồng chí đã được bổ nhiệm chức danh PGS.

Thành tích và xếp hạng Đại học Mỏ – Địa Chất :

Thành tích :

Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2016
Huân chương Hồ Chí Minh năm 2006.
Danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2004.
Huân chương Độc lập hạng nhất năm 2001
Huân chương Độc lập hạng Nhì năm 1996
Huân chương Độc lập hạng Ba năm 1990
Huân chương Lao động hạng Nhất năm 1986
Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1981
Huân chương Lao động hạng Ba năm 1976

Xếp hạng :

Theo Xếp hạng Webometrics :

Tháng 7 năm 2016, đại học Mỏ – Địa chất đứng thứ 5 Việt Nam và 2788 thế giới;

Tháng 1 năm 2017, kết quả là thứ 7 Việt Nam và thứ 3159 thế giới.

Tháng 1 năm 2018, kết quả là thứ 7 Việt Nam và thứ 3602 thế giới.

Tháng 7 năm 2019, kết quả là thứ 6 Việt Nam và thứ 3456 thế giới.

Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại trường HUMG :

100% cán bộ giảng dạy ngành Kỹ thuật được đào tạo từ các nước có nền kinh tế và khoa học phát triển, luôn luôn tận tình giảng dạy, hướng dẫn thực tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên;

Được học tập và nghiên cứu trong môi trường khoa học tốt, với trang thiết bị và phòng thí nghiệm hiện đại. Được tham gia các khóa thực tập, trải nghiệm thực tế, tham gia các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế (tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ);

Được trao các suất học bổng của Trường Đại học Mỏ – Địa chất, học bổng của Khoa Dầu khí; học bổng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, khoáng sản; học bổng của các hiệp hội nghề như Hội Địa vật lý, Hiệp hội Kỹ sư dầu khí…

Tham gia các hoạt động phong trào của Khoa và các phong trào chung của Trường; tham gia các hoạt động Đoàn, Hội Sinh viên.

 

Có thể bạn quan tâm trường Học viện Kỹ thuật Mật mã (KMA)

Thông tin tuyển sinh 2024 (dự kiến).

1. Thời gian tuyển sinh

Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển:

  • Đợt 1: theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo;
  • Đợt 2: sẽ có thông báo sau khi kết thúc đợt 1.

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương.

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trên toàn quốc.

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển

  • Phương thức 1 (PT1): Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
  • Phương thức 2 (PT2): Xét tuyển theo học bạ.
  • Phương thức 3 (PT3): Xét tuyển thẳng HSG theo kết quả học THPT cấp tỉnh, cấp quốc gia, quốc tế.
  • Phương thức 4 (PT4): Thí sinh có Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn đạt IELTS 4.5 trở lên hoặc TOEFL ITP 450 trở lên hoặc TOEFL iBT 53 trở lên và có tổng điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo tổ hợp môn xét tuyển của Trường trừ môn thi Tiếng Anh, đạt từ 10 điểm trở lên, trong đó có môn thi Toán.
  • Phương thức 5 (PT5): Sử dụng kết quả đánh giá tư duy của ĐH BKHN.

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện ĐKXT

– Thí sinh tốt nghiệp THPT.

– Hạnh kiểm xếp loại Khá trở lên.

– Phương thức 2: Xét tuyển theo học bạ.

  • Thí sinh tốt nghiệp THPT và kết quả học tập trong 3 học kỳ (Lớp 11, và học kỳ 1 lớp 12). Xét tuyển thí sinh theo học bạ với các thí sinh đạt hạnh kiểm xếp loại Khá trở lên;
  • Tổng điểm trung bình các môn học theo khối thi của 3 học kỳ THPT: lớp 11 và kỳ I lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên.

4.3. Chính sách ưu tiên, xét thẳng

  • Chính sách ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng được thực hiện theo quy định tại Quy chế tuyển sinh hệ đại học chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
  • Ưu tiên thí sinh tại các khu vực Vùng cao, vùng sâu đăng ký vào học tại các ngành Kỹ thuật địa chất, Địa chất học, Địa kỹ thuật xây dựng, Kỹ thuật trắc địa – bản đồ, Quản lý đất đai, Kỹ thuật mỏ và Kỹ thuật tuyển khoáng (Học bổng, chỗ ở, hỗ trợ của doanh nghiệp, việc làm sau ra trường…).
Điểm chuẩn Đại học Mỏ – Địa Chất các năm gần đây.
Ngành  Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Xét theo KQ thi THPT Xét theo học bạ Xét theo KQ thi THPT Xét theo học bạ THPT đợt 1 Xét theo KQ thi THPT Xét theo học bạ THPT đợt 1
Quản trị kinh doanh 14 16,5 23,5 18,50 22,60 22,00 26,00
Kế toán 14 16 22,29 18,00 21,50 22,00 26,00
Công nghệ thông tin 15 17 25,40 20,00 25,30 23,00 26,00
Công nghệ kỹ thuật hoá học 15 17 19,60 18,00 18,00 19,00 20,00
Kỹ thuật cơ khí 14 15 21,06 17,00 21,70 16,00 24,60
Kỹ thuật điện 14 16 20,56 17,50 20,60 18,00 23,99
Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá 17,50 19   20,00 24,26 22,00 27,89
Kỹ thuật môi trường 14 15 18,20 15,00 18,00 15,00 18,00
Kỹ thuật địa chất 14 15 19 15,00 18,00 15,00 18,00
Kỹ thuật địa vật lý 15 18 21,70 16,00 18,00 18,00 19,00
Kỹ thuật trắc địa – bản đồ 14 15 18,40 15,00 18,00 15,00 18,50
Kỹ thuật mỏ 14 15 18 15,00 18,00 16,00 18,00
Kỹ thuật dầu khí 15 16 18 16,00 18,00 18,00 22,00
Kỹ thuật tuyển khoáng 14 15 19,40 15,00 18,00 16,00 18,00
Kỹ thuật xây dựng 14 15 18 15,00 18,00 15,50 18,00
Quản lý đất đai 14 15 18 15,00 18,00 15,00 23,00
Tài chính – Ngân hàng 14 16 21,50 18,00 21,10 22,00 26,00
Địa chất học 14 15 18 15,00 18,00 15,50 18,00
Địa kỹ thuật xây dựng 14 17 18 15,00 18,00 15,00 18,00
Kỹ thuật hóa học – Chương trình tiên tiến 15 25 19,80 19,00 18,00 19,50 22,00
Địa tin học   15 21,20 15,00 18,00 16,00 18,00
Quản lý công nghiệp 15,00 18,00 17,00 23,00
Du lịch địa chất 15,00 18,00 16,00 18,00
Khoa học dữ liệu 18,00   20,50 23,00
Công nghệ thông tin CLC 22,50   23,50  
Kỹ thuật cơ điện tử 18,00 22,76 19,00 26,88
Kỹ thuật cơ khí động lực 17,00 18,00 15,00 22,77
Xây dựng công trình ngầm thành phố và hệ thống tàu điện ngầm 15,00 18,00 15,00 18,00
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 15,00 18,00 15,00 18,00
Quản lý tài nguyên môi trường 15,00 18,00 15,00 18,00
Quản lý và phân tích dữ liệu khoa học trái đất     18,00 20,50
Kỹ thuật khí thiên nhiên     18,00 20,50
Công nghệ số trong thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên     18,00 18,50
Đá quý đá mỹ nghệ     15,00 18,00
Kỹ thuật tài nguyên nước     15,00 18,00
Quản lý phát triển đô thị và bất động sản     16,50 23,00
An toàn, vệ sinh lai động     15,00 18,00
Kỹ thuật ô tô     18,50 27,20
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử     18  
Kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo     20,00  
Quản lý xây dựng     16,00 18,00
Hóa dược     17,00 22,00
Danh sách các ngành đào tạo
TT
Mã ngành
Tên ngành
Tổ hợp môn xét tuyển
I. Công nghệ kỹ thuật
1 7510401 Công nghệ kỹ thuật hoá học
A00, A06, B00, D07
2 7510301 Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử
A00, A01, D01, C01
3 7510601 Quản lý công nghiệp
A00, A01, D01, D07
II. Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân
1 7810105 Du lịch địa chất
D01, D10, C04, D07
III. Khoa học tự nhiên
1 7440229 Quản lý phân tích dữ liệu khoa học trái đất
A00, A01, D07, D04
2 7440201 Địa chất học
D01, C04, D07, A00
IV. Kiến trúc và xây dựng
1 7580211 Địa kỹ thuật xây dựng
A00, A01, C04, D01
2 7580212 Kỹ thuật tài nguyên nước
A00, A01, C04, D01
3 7580109 Quản lý phát triển đô thị và Bất động sản
A00, C04, D01, D10
4 7580201 Kỹ thuật xây dựng
A00, A01, D01, C04
5 7580204 Xây dựng công trình ngầm thành phố và hệ thống tàu điện ngầm
A00, A01, D01, C04
6 7580205 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
A00, A01, D01, C04
7 7580302 Quản lý xây dựng
A00, A01, D01, C04
V. Kinh doanh và quản lý
1 7340101 Quản trị kinh doanh
A00, A01, D01, D07
2 7340301 Kế toán
A00, A01, D01, D07
3 7340201 Tài chính – Ngân hàng
A00, A01, D01, D07
VI. Kỹ thuật
1 7520309 Kỹ thuật vật liệu
A00, A01, C01, D07
2 7520301 Kỹ thuật hoá học (Chương trình tiên tiến)
A00, A01, B00, D07
3 7520502 Kỹ thuật Địa vật lý
A00, A01, D07, A04
4 7520604 Kỹ thuật dầu khí
A00, A01, D07, D01
5 7520605 Kỹ thuật khí thiên nhiên
A00, A01, D07, D01
6 7520606 Công nghệ số trong thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên
A00, A01, D07, D01
7 7520501 Kỹ thuật địa chất
A00, A01, C04, D01
8 7520505 Đá quý, đá mỹ nghệ
A00, C04, D01, D10
9 7520503 Kỹ thuật trắc địa – bản đồ
A00, C04, D01, D10
10 7520601 Kỹ Thuật Mỏ
A00, A01, D01, C01
11 7520607 Kỹ thuật tuyển khoáng
A00, D07, B00, A06
12 7520216 Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá
A00, A01, D01, C01
13 7520218 Kỹ thuật Robot và Trí tuệ nhân tạo
A00, A01, D01, C01
14 7520201 Kỹ thuật điện
A00, A01, D01, C01
15 7520103 Kỹ thuật cơ khí
A00, A01, D01, C01
16 7520130 Kỹ thuật Ô tô
A00, A01, D01, C01
17 7520114 Kỹ thuật cơ điện tử
A00, A01, D01, C01
18 7520116 Kỹ thuật cơ khí động lực
A00, A01, D01, C01
19 7520320 Kỹ thuật môi trường
A00, B00, C04, D01
VII. Máy tính và công nghệ thông tin
1 7480206 Địa tin học
A00, C04, D01, D10
2 7480201 Công nghệ thông tin
A00, A01, D01, D07
VIII. Môi trường và bảo vệ môi trường
1 7850103 Quản lý đất đai
A00, C04, D01, A01
2 7850202 An toàn, vệ sinh lao động
A00, A01, D01, B00
3 7850101 Quản lý Tài nguyên và môi trường
A00, B00, C04, D01
IX. Sức khỏe
1 7720203 Hóa dược
A00, B00, D07, A01
X. Toán và thống kê
1 7460108 Khoa học dữ liệu
A00, A01, D01, D07
Học phí của Đại học Mỏ – Địa Chất

Đơn giá học phí năm 2023 (dự kiến):

  • Khối kinh tế: 282 000 đồng/ 1 tín chỉ.
  • Khối kỹ thuật: 338 000 đồng/ 1 tín chỉ.
[wp-review]