Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP Hồ Chí Minh (QST)

227 Đ. Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)

Giới thiệu chung về Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP Hồ Chí Minh

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên được thành lập vào ngày 30/3/1996, trên cơ sở tách ra từ Trường Đại học Tổng hợp TP. HCM và là thành viên của ĐHQG-HCM. GS.TS Nguyễn Văn Đến được bổ nhiệm Hiệu trưởng của Trường (nhiệm kỳ 1996-2000). Từ năm 2001-2010, PGS.TS Dương Ái Phương giữ chức vụ Hiệu trưởng trường. Sau đó, GS. TS Trần Linh Thước là Hiệu trưởng trường trong khoảng thời gian từ 2011-2020

Kể từ 2021 đến nay, PGS.TS Trần Lê Quan giữ chức vụ Hiệu trưởng.
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên là trung tâm đào tạo, nghiên cứu, phát triển và triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, cung cấp nguồn nhân lực và sản phẩm khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

Tầm nhìn 2030 :Trở thành một trường đại học hàng đầu tại Việt Nam và Đông Nam Á về đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ nền tảng của kinh tế tri thức và kinh tế số.

Thông tin tuyển sinh năm 2024 (dự kiến)

1. Thời gian và hồ sơ xét tuyển

  • Thời gian, hình thức nhận ĐKXT: theo kế hoạch chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và ĐHQG-HCM.

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT.
  • Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành.

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trong cả nước.

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển

  • Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh đại học chính quy ban hành năm 2022-2023 của Bộ GD&ĐT tối đa 4%.
  • Phương thức 2:
    • Ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của ĐHQG-HCM từ 1% – 5% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành.
    • Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM từ 10% – 20% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành.
  • Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 từ 30% – 50% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành
  • Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức năm 2023 từ 45%- 50% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành.
  • Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi quốc tế (dành cho thí sinh tốt nghiệp THPT theo chương trình nước ngoài) với chỉ tiêu tối đa 2% theo ngành/nhóm ngành.
  • Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế kết hợp với kết quả học tập THPT.

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT

  • Đối với xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển: Theo quy chế tuyển sinh đại học chính quy của Bộ GD&ĐT ban hành năm 2022-2023 (Phương thức 1) và ưu tiên xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện ĐKXT áp dụng theo quy định của Bộ GD&ĐT, quy định của ĐHQG-HCM và của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
  • Đối với xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 (Phương thức 3) ngưỡng đảm bảo chất lượng sẽ được Hội đồng tuyển sinh Trường quyết định và công bố sau khi có điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT để thí sinh điều chỉnh theo kế hoạch tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT.
  • Đối với xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức năm 2023 (Phương thức 4), căn cứ vào kết quả kỳ thi, Hội đồng tuyển sinh Trường quyết định và công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là không thấp hơn 600 điểm đối với năm 2023, điều kiện nhận ĐKXT theo kế hoạch tuyển sinh chung của ĐHQG-HCM.
  • Phương thức 5: đối với thí sinh người Việt Nam học Trường nước ngoài tại Việt Nam hay tại nước ngoài, điều kiện cần là có giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT, có chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên hay TOEFL iBT từ 50 trở lên; đối với thí sinh người nước ngoài học THPT tại nước ngoài hay tại Việt Nam, điều kiện cần là có giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT, có năng lực tiếng Việt từ trung cấp B2 trở lên hoặc tương đương bậc 4/6 nếu đăng ký học chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt; nếu thí sinh người nước ngoài đăng ký chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh điều kiện cần là có giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT, có trình độ tiếng Anh tương đương IELTS từ 5.5 trở lên hay TOEFL iBT từ 50 trở lên hay có quốc tịch là nước sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính; ngoài ra Hội đồng tuyển sinh Trường sẽ quyết định và công bố điều kiện nhận ĐKXT theo kế hoạch tuyển sinh chung của ĐHQG-HCM.
  • Phương thức 6: xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế kết hợp với kết quả học tập 03 năm THPT dành cho các chương trình tiên tiến và chất lượng cao.
    • Đối với các ngành đào tạo theo chương trình chất lượng cao (7420101_CLC, 7420201_CLC, 7440112_CLC, 7440301_CLC, 7480201_CLC, 7510401_CLC, 7520207_CLC) và ngành 7480101_TT Khoa học máy tính (Chương trình Tiên 81 tiến), thí sinh đạt kết quả xếp loại học tập từ loại giỏi trở lên trong 03 năm lớp 10, lớp 11, lớp 12 và có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 6.0 trở lên và TOEFL iBT từ 65 trở lên (chứng chỉ còn thời hạn tính tới ngày đăng ký hồ sơ xét tuyển).

Các ngành tuyển sinh

STT Mã ngành Tên ngành Tổng chỉ tiêu dự kiến của các phương thức xét tuyển năm 2023 Tổ hợp môn xét tuyển
1 7420101 Sinh học 180 A02
B00
B08
2 7420101_CLC Sinh học (Chương trình Chất lượng cao) 80 A02
B00
B08
3 7420201 Công nghệ Sinh học 200 A02
B00
B08
D90
4 Công nghệ Sinh học
(Chương trình Chất lượng cao)
120 A02
B00
B08
D90
5 7440102_NN Nhóm ngành Vật lý học, Công nghệ Vật lí điện tử và tin học 220 A00
A01
A02
D90
6 7440112 Hoá học 220 A00
B00
D07
D90
7 7440112_CLC Hoá học (Chương trình Chất lượng cao) 120 A00
B00
D07
D90
8 7440122 Khoa học Vật liệu 150 A00
A01
B00
D07
9 7440201 Địa chất học 40 A00
A01
B00
D07
10 7440228 Hải dương học 50 A00
A01
B00
D07
11 7440301 Khoa học Môi trường 140 A00
B00
B08
D07
12 7440301_CLC Khoa học Môi trường
(Chương trình Chất lượng cao)
40 A00
B00
B08
D07
13 7460101_NN Nhóm Ngành Toán học,
Toán tin, Toán ứng dụng
120 A00
A01
B00
D01
14 7480101_TT Khoa học máy tính
(Chương trình Tiên tiến)
80 A00
A01
B08
D07
15 7460108 Khoa học dữ liệu 90 A00
A01
B08
D07
16 7480201_CLC Công nghệ thông tin
(Chương trình Chất lượng cao)
450 A00
A01
B08
D07
17 7480201_NN Nhóm ngành máy tính
và Công nghệ thông tin
400 A00
A01
B08
D07
18 7480107 Trí tuệ nhân tạo 50 A00
A01
B08
D07
19 7510401_CLC Công nghệ kỹ thuật Hoá học (Chương trình Chất lượng cao) 120 A00
B00
D07
D90
20 7510402 Công nghệ Vật liệu 60 A00
B00
D07
D90
21 7510406 Công nghệ Kỹ thuật Môi trường 120 A00
B00
B08
D07
22 7520207 Kỹ thuật điện tử – viễn thông 150 A00
A01
D07
D90
23 7520207_CLC Kỹ thuật điện tử – viễn thông (Chương trình Chất lượng cao) 100 A00
A01
D07
D90
24 7520402 Kỹ thuật hạt nhân 50 A00
A01
A02
D90
25 7520403 Vật lý Y khoa 40 A00
A01
A02
D90
26 7520501 Kỹ thuật địa chất 30 A00
A01
B00
D07
27 7850101 Quản lý tài nguyên và môi trường 80 A00
B00
B08
D07

 

Điểm trúng tuyển các năm

Điểm chuẩn của trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM  như sau:

Ngành Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Xét theo kết quả thi THPT QG Điểm thi đánh giá năng lực Xét theo KQ thi THPT Xét theo điểm thi đánh giá năng lực Xét theo KQ thi THPT Xét theo điểm thi đánh giá năng lực Xét theo KQ thi THPT Xét theo KQ thi THPT
Sinh học 16 630 18 608 19 650 17,0 21,50
Sinh học – Chương trình CLC 18 662 19 700 17,0 21,50
Công nghệ sinh học 22,12 898 25 810 25,50 850 23,75 24,68
Công nghệ sinh học – Chương trình CLC 20,40 800 23,75 686 25 800 24,0 24,68
Vật lý học 16,05  612 17 600 18 650 20,0
Hóa học 21,80 858 25 754 25,65 811 24,20 24,50
Hóa học – Chương trình CLC 22 703 24,50 760 23,60 24,50
Hóa học – Chương trình Việt Pháp 19,25 837 22 603 22 760
Khoa học Vật liệu 16,05 633 17 600 19 650 17,0 17,00
Địa chất học 16,05 621 17 600 17 610 17,0 17,00
Hải dương học 16,15 615 17 602 18 660 17,0 19,00
Khoa học môi trường 16 685 17 601 17,50 650 17,0 17,00
Khoa học môi trường – Chương trình CLC 17 606 17,50 650 17,0 17,00
Nhóm ngành Toán học, Toán tin, Toán ứng dụng 16,10 626 20 609 24,35 700 24,75 25,30
Nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin 25 930 27,20 880 27,40 930 27,20 26,50
Công nghệ thông tin- Chương trình CLC 23,20 850 25,75 703 26,90 870 27,20 26,00
Công nghệ thông tin – Chương trình Việt Pháp 21 839 24,70 675 25,25 757
Công nghệ kỹ thuật Hóa học – Chương trình CLC 19,45 827 22,75 651 24,60 760 24,65 24,70
Công nghệ kỹ thuật Môi trường 16,05 691 17 605 18 650 17,0 17,00
Kỹ thuật điện tử – viễn thông 20 780 23 653 25,35 720 24,25 24,55
Kỹ thuật điện tử – viễn thông – Chương trình CLC 16,10 755 18 650 23 650 24,25 23,25
Kỹ thuật hạt nhân 17 606 17 623 19 650 17,0 17,00
Khoa học máy tính ( Chương trình tiên tiến) 24,60 958 26,65 903 28 977 28,20 28,50
Quản lý tài nguyên và môi trường 17,0 18,50
Vật lý y khoa 22 670 24,50 800 24,0 24,00
Công nghệ vật liệu 18 602 22 650 23,0 23,00
Kỹ thuật địa chất 17 600 17 610 17,0 17,00
Khoa học dữ liệu 24 26,85 910 26,70 26,40

 

Học phí

Mức học phí của trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia như sau:

Chương trình đào tạo chính quy: học phí năm học 2023-2024 theo quy định của Nhà nước và đề án đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Học phí dự kiến của các chương trình đào tạo của Khóa 2023 được ghi trong bảng sau đây cho năm học 2023-2024, học phí tăng trong các năm tiếp theo không quá 15% của năm liền kề trước đó.

STT Tên ngành Khối ngành Dự kiến học phí Khóa tuyển 2023 cho năm học 2023-2024
1 Sinh học IV 30.400.000
2 Sinh học (Chương trình Chất lượng cao) IV 46.000.000
3 Công nghệ Sinh học IV 30.400.000
4 Công nghệ Sinh học (Chương trình Chất lượng cao) IV 46.000.000
5 Vật lý học IV 24.900.000
6 Công nghệ vật lý điện tử – tin học IV 30.400.000
7 Hoá học IV 30.400.000
8 Hóa học (Chương trình Chất lượng cao) IV 46.000.000
9 Khoa học Vật liệu IV 30.400.000
10 Địa chất học IV 24.900.000
11 Hải dương học IV 24.900.000
12 Khoa học Môi trường IV 24.900.000
13 Khoa học Môi trường (Chương trình Chất lượng cao) IV 40.000.000
14 Nhóm Ngành Toán học, Toán tin, Toán ứng dụng V 30.400.000
15 Khoa học máy tính (Chương trình Tiên tiến) V 53.000.000
16 Khoa học dữ liệu V 30.400.000
17 Công nghệ thông tin (Chương trình Chất lượng cao) V 39.900.000
18 Nhóm ngành máy tính và Công nghệ
thông tin:
1. Ngành Công nghệ thông tin;
2. Kỹ thuật phần mềm
3. Hệ thống thông tin
4. Khoa học máy tính
V 30.400.000
19 Trí tuệ nhân tạo V 30.400.000
20 Công nghệ kỹ thuật Hoá học (Chương trình Chất lượng cao) V 30.400.000
21 Công nghệ Vật liệu V
22 Công nghệ Kỹ thuật Môi trường V 24.900.000
23 Kỹ thuật điện tử – viễn thông V 30.400.000
24 Kỹ thuật điện tử – viễn thông (Chương trình Chất lượng cao) V 36.000.000
25 Kỹ thuật hạt nhân V 24.900.000
26 Vật lý Y khoa V 30.400.000
27 Kỹ thuật địa chất V 24.900.000
28 Quản lý tài nguyên và môi trường VII 24.900.000
Nhận xét từ người dùng 0 (0 reviews)
Back to Top