Đại học Thăng Long

Giới thiệu chung :

Trường Đại học Thăng Long viết tắt là TLU (Thang Long University) được thành lập vào ngày 15/12/1988 là trường Đại học tư thục có địa chỉ tại Hoàng Mai, Hà Nội.

Trước đây, Đại học Thăng Long là trường đại học dân lập nhưng đến năm 2005, trường đã chuyển sang hệ tư thục sánh ngang cùng các trường tư thục hàng đầu Việt Nam như Đại học FPT, Đại học RMIT, Đại học Tôn Đức Thắng,…

Từ đó, trường tự chủ về mặt tài chính và không có bất kì sự tài trợ nào của Nhà nước. Tuy vậy, văn bằng của trường được trực thuộc hệ thống văn bằng quốc gia nên sinh viên có thể an tâm cầm bằng đỏ đi xin việc như những trường đại học khác.Đại học Thăng Long cũng là trường tiên phong trong việc soạn thảo các quy chế đại học tư thục tạm thời tại Việt Nam và đã được phê duyệt.

Ngành học ít nhưng “chất” :

Chương trình đào tạo của TLU ít nhưng chất lượng với 6 khoa đào tạo chính theo chương trình chuẩn. Mỗi khoa đều bao gồm nhiều chuyên ngành riêng được xếp vào cũng một nhóm ngành. Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, sinh viên ra trường sẽ được nhận bằng Cử nhân hoặc Thạc sĩ.

Bên cạnh đó, trường còn liên kết với các trường đại học quốc tế nổi tiếng trên thế giới tại Pháp, Nhật Bản, Canada,…và một số doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước như: Huyndai, Samsung, LG, BIDV,…hướng tới đa dạng ngành nghề và đem đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên khi ra trường. Đặc biệt, khi học các chương trình có liên kết với trường nước ngoài, sinh viên sẽ được nhận tấm bằng tốt nghiệp do trường đại học này cung cấp. Bằng MBA quốc tế của trường được xếp hạng thứ 2 trong các chương trình thạc sĩ về kinh doanh của Pháp.

Học thật thi thật :

Đại học Thăng Long nổi tiếng là một trong những trường “khó” về học tập và thi cử. Cái “khó” ở đây không phải là chương trình học cao xa mà là việc sinh viên nếu học tập không chăm chú sẽ không bắt kịp bài học do thầy cô giảng bài cực kì nhanh. Đến mùa thi, quy trình coi thi sẽ diễn ra một cách rất nghiêm ngặt, thấy cô coi thi cực kì nghiêm túc để đảm bảo công bằng cho sinh viên.

Nhờ chặt chẽ trong khâu quản lí chất lượng học tập và thi cử mà sinh viên của trường luôn làm hài lòng các nhà tuyển dụng. Sinh viên còn được đánh giá cao không chỉ ở kết quả làm việc mà còn bị chinh phục bới thái độ cầu tiến, ham học hỏi và không ngại thử thách.

Thầy cô Trường Đại học Thăng Long là người bạn thân thiết của sinh viên

Đại học Thăng Long gồm các đội ngũ giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên và dày dặn kinh nghiệm trong giảng dạy và đào tạo. Trong quá trình học tập, thầy cô luôn nhiệt tình hướng dẫn  giảng giải cho sinh viên nếu có điều vướng mắc. Trong thi cử, thầy cô cực kì nghiêm túc chấp hành quy định để đảm bảo sự công bằng cho mỗi sinh viên.

Bên cạnh chú trọng vào giảng dạy, thầy cô còn sẵn sàng trở thành người bạn chia sẻ tâm tư và vướng mắc với sinh viên. Tính cách của thầy cô rất thoải mái và cởi mở, hòa đồng cùng sinh viên. Không có gì ngạc nhiên khi sinh viên đôi khi gọi giảng viên là “anh/chị” bởi trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt huyết và gần gũi với sinh viên. Bằng kinh nghiệm của những người đã trải qua những năm tháng học tập trên giảng đường, các “anh/chị” luôn sẵn sáng chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng trong học tập và trong cuộc sống vào bài giảng.

4. Cơ sở vật chất “xịn xò” :

TLU được mệnh danh là có thể biến mùa hạ thành mùa đông vì hệ thống điều hòa giăng kín lối từ phòng học, canteen, thư viện cho đến ngoài hành lang. Thời tiết oi bức không thể cản nổi sinh viên đi học vì đến trường như một thiên đường băng giá. Khi người người chống nóng thì sinh viên phải chống lạnh…

Trường bố trí cảnh quan vô cùng đẹp mắt và đúng chuẩn “mùa nào thức đấy” tạo nên một “vườn địa đàng” xanh tươi. Khuôn viên của trường cũng trở thành một địa điểm đáng được ghé thăm của các ca sĩ, diễn viên muốn quay MV hoặc đóng phim truyền hình.

Đại học Thăng Long
Đại học Thăng Long
Thông tin tuyển sinh 2024 (dự kiến).

1. Thời gian xét tuyển

  • Theo thời gian tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và kế hoạch tuyển sinh của trường.

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định của Bộ GD&ĐT.

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trong cả nước.

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển

  • Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT.
  • Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế và kết quả thi THPT.
  • Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà
    Nội tổ chức.
  • Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà
    Nội tổ chức.
  • Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp học bạ và thi năng khiếu.
  • Phương thức 6. Xét tuyển học bạ.
  • Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập môn Toán ở Trung học phổ thông.
  • Phương thức 8: Xét tuyển kết quả dựa trên thành tích về nghệ thuật, thể thao.

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT

  • Trường công bố sau khi có kết quả thi THPT năm 2022.

4.3. Chính sách ưu tiên

  • Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điểm chuẩn Đại học Thăng Long các năm gần đây.

Điểm chuẩn vào các ngành học của trường Đại học Thăng Long như sau:

Ngành Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Toán ứng dụng 16 20
Khoa học máy tính 15,5 20 24,13 24,10
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu 15,5 20 23,78 24,00
Hệ thống thông tin 15,5 20 24,38 24,40
Công nghệ thông tin 16,5 21,96 25,00 24,85
Kế toán 19 21,85 25,00 24,35
Tài chính – Ngân  hàng 19,2 21,85 25,10 24,60
Quản trị kinh doanh 19,7 22,6 25,35 24,85
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 19,7 21,9 24,45 23,75
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 19 23,35 25,65 25,25
Ngôn ngữ Anh 19,8 21,73 25,68 24,05
Ngôn ngữ Trung Quốc 21,6 24,2 26,00 24,93
Ngôn ngữ Nhật 20,1  22,26 25,00 23,50
Ngôn ngữ Hàn Quốc 20,7 23 25,60 24,60
Việt Nam học 18 20 23,50 23,50
Công tác xã hội 17,5  20 23,35
Truyền thông đa phương tiện 19,7 24 26,00 26,80
Điều dưỡng 18,2 19,15 19,05 19,00
Y tế công cộng 15,1
Quản lý bệnh viện 15,4
Dinh dưỡng 18,2 16,75 20,35
Kinh tế quốc tế 22,3 25,65 25,20
Marketing 23,9 26,15 25,75
Trí tuệ nhân tạo 20 23,36 24,00
Luật kinh tế 21,35 25,25 26,10
Quản trị khách sạn 23,50
Danh sách các ngành đào tạo
Ngành học
Mã ngành
Tổ hợp môn xét tuyển Chỉ tiêu
Thanh nhạc 7210205 N00 50
Kế toán 7340301 A00, A01, D01, D03 150
Quản trị kinh doanh 7340101 A00, A01, D01, D03 250
Tài chính – Ngân hàng 7340201 A00, A01, D01, D03 200
Luật kinh tế 7380107 A00, C00, D01, D03 100
Marketing 7340115 A00, A01, D01, D03 100
Kinh tế quốc tế 7310106 A00, A01, D01, D03 100
Khoa học máy tính 7480101 A00, A01 100
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu 7480102 A00, A01 40
Hệ thống thông tin 7480104 A00, A01 60
Công nghệ thông tin 7480201 A00, A01 220
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 7510605 A00, A01, D01, D03 150
Trí tuệ nhân tạo 7480207 A00, A01 60
Điều dưỡng 7720301 B00 200
Dinh dưỡng 7720401 B00
Ngôn ngữ Anh 7220201 D01 300
Ngôn ngữ Trung Quốc 7220204 D01, D04 100
Ngôn ngữ Nhật 7220209 D01, D06 200
Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 D01, D02 200
Công tác xã hội 7760101 C00, D01, D03, D04 40
Việt Nam học 7310630 C00, D01, D03, D04 60
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 7810103 A00, A01, D01, D03, D04 150
Truyền thông đa phương tiện 7320104 A00, A01, C00, D01, D03, D04 150
Quản trị khách sạn 7810201 A00, A01, D01, D03, D04 150
Học phí của Đại học Thăng Long

Học phí dự kiến đối với sinh viên chính quy:

  • Ngành Truyền thông đa phương tiện: 29.7 triệu đồng/năm.
  • Ngành Thanh nhạc: 27 triệu đồng/năm
  • Ngành Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc và Quản trị dịch vụ du lịch – lữ hành: 26.4 triệu đồng/năm.
  • Các ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc và Điều dưỡng: 25.3 triệu đồng/năm.
  • Các ngành còn lại: 24.2 triệu đồng/năm.

– Lộ trình tăng học phí: tối đa 5% một năm.

[wp-review]