Đại học Đà Lạt

Trường Đại học Đà Lạt (tiếng Anh: Dalat University – DLU) là một trường đại học công lập tại Việt Nam, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao về Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Khoa học xã hội và Nhân văn, và Kinh tế; Là trung tâm nghiên cứu khoa học – chuyển giao công nghệ phục vụ sự phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế.

Với tiền thân là Viện Đại học Đà Lạt, DLU có thế mạnh đào tạo nhóm ngành luật học,công nghệ, sinh học, nông nghiệp và du lịch.[2] Đồng thời cũng là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lớn của Miền Trung Việt Nam.

Trường có khuôn viên nằm trên một đồi thông, phong cảnh được đánh giá thuộc nhóm đẹp nhất Đông Nam Á.

Lịch sử

Viện Đại học Đà Lạt

Từ Trường Thiếu Sinh Quân Hỗn hợp Âu Á (École d’Enfants de Troupe de DaLat – thành lập năm 1939) ,Viện Đại học Đà Lạt ra đời năm 1957 và bắt đầu hoạt động từ năm 1958. Với mục tiêu trồng người, viện đại học mang tên Thụ Nhân dần dà hình thành nên năm phân khoa: Sư phạm, Văn khoa, Khoa học, Chính trị Kinh doanh, và Thần học.

Về học thuật, Viện Đại học Đà Lạt được biết đến với các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn như Ngữ văn, Lịch sử, Triết học, Ngoại ngữ, và Trường Chính trị Kinh doanh (với hai phân khoa: Chính trị Xã hội và Quản trị Kinh doanh).

Về cảnh quan, khuôn viên Viện Đại học Đà Lạt tọa lạc trên một ngọn đồi rộng khoảng 38 ha với 40 tòa nhà nằm rải rác dọc theo những con đường nhỏ quanh co uốn khúc trong rừng thông. Các tòa nhà được dùng làm giảng đường và cơ sở hành chính mang tên Thụ Nhân, Hội Hữu , Minh Thành, Tri Nhất, Thượng Chí, Đôn Hóa… với hàm ý giáo dục dẫn ý từ Tứ thư Ngũ kinh. Lúc ấy nhiều người xem Viện Đại học Đà Lạt là một trong những trường đại học đẹp nhất Đông Nam Á.

Trường Đại học Đà Lạt

Thành lập vào tháng 10 năm 1976, và tuyển sinh từ năm học 1977-1978, Trường DLU là một trường đại học tổng hợp với mục tiêu đáp ứng nhu cầu giáo dục và phát triển kinh tế xã hội cho các tỉnh miền Trung và Nam Tây Nguyên và cho cả nước.

Kế thừa cơ sở vật chất, truyền thống và uy tín giáo dục từ Viện Đại học Đà Lạt, Trường đầu tư cho mục tiêu phát triển, mở rộng và đa dạng hóa các chuyên ngành, cũng như thiết lập quan hệ với các đơn vị giáo dục đào tạo tại các nước Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Úc, Mỹ.

Hiện nay, Trường Đại học Đà Lạt là “một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, có quy mô đại học vùng với chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy hàng năm khoảng hơn 3000 sinh viên, tổ chức đào tạo 32 ngành học ở nhiều bậc học (Tiến sĩ, Thạc sĩ; đại học; cao đẳng; trung học chuyên nghiệp)”.

Kể từ mùa tuyển sinh 2012 trường Đại học Đà Lạt sẽ chính thức tuyển sinh ngành Kỹ thuật Hạt nhân. Trường đã được nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ trở thành một trong 5 trường đại học tại Việt Nam giữ trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực phóng xạ, hạt nhân cho đất nước.

Chất lượng đào tạo

Bảng xếp hạng

Theo bảng xếp hạng uniRank năm 2018, Đại học Đà Lạt là trường có thứ hạng cao nhất tại vùng Tây Nguyên, đứng thứ 10 tại miền Trung và đứng thứ 43 tại Việt Nam.

Còn theo bảng xếp hạng Webometrics năm 2019, Đại học Đà Lạt là trường có thứ hạng cao nhất tại vùng Tây Nguyên, đứng thứ 25 Việt Nam.

Đội ngũ giảng viên

Tính đến năm học 2015, trường có 362 giảng viên. Trong đó có 8 phó giáo sư, 48 tiến sĩ, 230 thạc sĩ và 76 giảng viên có trình độ đại học.

Cơ sở vật chất

Trường có tổng diện tích phòng học là 17.055 m2 với 81 phòng học. Thư viện trường diện tích 8.400 m2. Phòng thí nghiệm có diện tích 10.887 m2 với 44 phòng thí nghiệm chuyên dụng.

Thông tin tuyển sinh 2024 (dự kiến).

1. Thời gian xét tuyển

  • Theo quy định của Bộ GD&ĐT và kế hoạch tuyển sinh của trường.

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên).
  • Thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp (trường hợp người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bắng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định).

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trên cả nước.

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển

  • Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023;
  • Học bạ THPT;
  • Kết quả của các kỳ thi đánh giá năng lực;
  • Xét tuyển thẳng theo quy định của Trường

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện ĐKXT

  • Trường Đại học Đà Lạt sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trên website.

4.3. Chính sách ưu tiên và tuyển thẳng

  • Theo quy định của Bộ GD&ĐT. Xem chi tiết trong đề án tuyển sinh của trường.
Điểm chuẩn Đại học Đà Lạt các năm gần đây.

Điểm chuẩn của trường Đại học Đà Lạt như sau:

Ngành Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Xét theo điểm thi THPT QG Xét theo học bạ Xét theo KQ thi TN THPT Xét theo học bạ Xét theo KQ thi THPT Xét theo học bạ Xét theo học bạ Xét theo KQ thi THPT Xét theo học bạ Xét theo KQ Đánh giá năng lực (quy đổi theo thang điểm 30)
Xét theo KQ thi THPT
Toán học 18 20 15 20 16 18 18 16 18 15 16
Sư phạm Toán học 18 24 18,5 24 24 25,5 27,5 25 29 20 26,5
Công nghệ thông tin 15 18 15 18 16 18 23 16 21 15 16
Sư phạm Tin học 20 24 24 24 23 25 24 19 24 20 19
Vật lý học 18 18 15 18 16 18 18 16 18 15 16
Sư phạm Vật lý 20 24 21 24 19 24 27 21 27 20 24
Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông 15 18 15 18 16 18 18 16 18 15 16
Kỹ thuật hạt nhân 18 20 15 20 16 18 18 16 18 15 16
Hóa học 15 18 15 18 16 18 18 16 18 15 16
Sư phạm Hóa học 18 24 18,5 24 19 25 28 23 28 20 24
Sinh học 18 18 15 18 16 18 20 15 16
Sư phạm Sinh học 20 24 22 24 19 27 24 19 24 20 20,25
Khoa học môi trường 18 18 15 18 16 18
Nông học 15 18 15 18 16 18 18 16 18 15 16
Công nghệ Sinh học 15 18 15 18 16 18 18 16 18 15 16
Công nghệ sau thu hoạch 15 18 15 18 16 18 18 16 18 15 16
Quản trị kinh doanh 16 20 17 20 17,5 22,5 24,5 18 24 15 16
Kế toán 15 20 16 20 16 22 25 16 24 15 16
Luật 16 20 17 20 17,5 22 25 18 23 15 16
Xã hội học 14 18 15 18 16 18 18 16 18 15 16
Văn hóa học 14 18 15 18 16 18
Văn học 14 18 15 18 16 18 18 16 18 15 16
Sư phạm Ngữ văn 18 24 18,5 24 24,5 25 27 26 28 20 26
Lịch sử 14 18 15 18 16 18 18 16 18 15 16
Sư phạm Lịch sử 18 24 18,5 24 19 24 24 25 26 20 20,25
Việt Nam học 14 18 15 18 16 18 18 16 18 15 16
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 17,5 21 17,5 21 17,5 22 24 18 23 15 18
Công tác xã hội 14 20 15 20 16 18 18 16 18 15 16
Đông phương học (Hàn Quốc, Nhật Bản) 16 21 16 21 16 21 24 16,5 23 15 16,5
Quốc tế học 14 18 15 18 16 18 18 16 18 15 16
Ngôn ngữ Anh 15 21 16 21 16,5 21 23 16,5 22 15 16,5
Sư phạm Tiếng Anh 18 24 18,5 24 24,5 26,5 27,5 24,5 29 20 27
Giáo dục Tiểu học 19 24 19,5 24 24 24 26 23,5 28 20 25,25
Khoa học dữ liệu 16 18 18 16 18 15 16
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 16 18 18 16 18 15 16
Công nghệ kỹ thuật môi trường 16 18 18 16 18 15 16
Công nghệ thực phẩm 16 18 18 16 18 15 16
Tài chính – Ngân hàng 16 21 25 16 23 15 16
Trung Quốc học 16 21 24 16 23 15 16
Văn hóa Du lịch 16 18 20 16 20 15 16
Dân số và phát triển 16 18 18 16 18 15 16
Hóa dược 22 16 22 15 16
Sinh học (Chất lượng cao) 23 16 20 15 16
Luật hình sự và tố tụng hình sự 24 16 20 15 16
Danh sách các ngành đào tạo
STT Ngành tuyển sinh Mã ngành Chỉ tiêu (Dự kiến) Tổ hợp môn xét tuyển
1 Sư phạm Toán 7140209 18 A00
A01
D07
D90
2 Sư phạm Vật lý 7140211 24 A00
A01
A12
D90
3 Sư phạm Hóa học 7140212 24 A00
B00
D07
D90
4 Sư phạm Sinh học 7140213 24 A00
B00
B08
D90
5 Sư phạm Ngữ văn 7140217 18 C00
C20
D14
D15
6 Sư phạm Lịch sử 7140218 24 C00
C19
C20
D14
7 Sư phạm tiếng Anh 7140231 40 D01
D72
D96
8 Sư phạm Tin học 7140210 28 A00
A01
D07
D90
9 Sư phạm Tiểu học 7140202 150 A16
C14
C15
D01
10 Toán học
(Toán – Tin)
7460101 30 A00
A01
D07
D90
11 Khoa học dữ liệu 7460108 50 A00
A01
D07
D90
12 Công nghệ thông tin 7480201 120 A00
A01
D07
D90
13 Vật lý học 7440102 70 A00
A01
A12
D90
14 Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông 7510302 30 A00
A01
A12
D90
15 Kỹ thuật hạt nhân 7520402 30 A00
A01
D01
D90
16 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 7510303 40 A00
A01
A12
D90
17 Hóa học 7440112 30 A00
B00
D07
D90
18 Hóa dược 7720203 40 A00
B00
D07
D90
19 Công nghệ kỹ thuật môi trường 7510406 50 A00
B00
D07
D90
20 Sinh học
(Chất lượng cao)
7420101 50 A00
B00
B08
D90
21 Công nghệ sinh học 7420201 200 A00
B00
B08
D90
22 Quản trị kinh doanh 7340101 200 A00
B00
D01
D96
23 Kế toán 7340301 100 A00
A01
D01
D96
24 Tài chính – Ngân hàng 7340301 80 A00
A01
D01
D96
25 Công nghệ thực phẩm 7540101 50 A00
A02
B00
D07
26 Nông học 7620109 50 B00
B08
D07
D90
27 Công nghệ sau thu hoạch 7540104 20 A00
B00
B08
D90
28 Luật 7380101 150 A00
C00
C20
D01
29 Luật hình sự và tố tụng hình sự 7380104 80 A00
C00
C20
D01
30 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 7810103 240 C00
C20
D01
D78
31 Việt Nam học 7310630 20 C00
C20
D14
D15
32 Đông phương học
(Hàn Quốc học, Nhật Bản học)
7310608 200 C00
D01
D78
D96
33 Quốc tế học 7310601 20 C00
C20
D01
D78
34 Văn học (Ngữ văn tổng hợp, Ngữ văn báo chí) 7229030 30 C00
C20
D14
D15
35 Văn hóa Du lịch 7810106 50 C00
C20
D14
D15
36 Trung Quốc học 7310612 60 C00
C20
D14
D15
37 Lịch sử 7229010 20 C00
C19
C20
D14
38 Công tác xã hội 7760101 70 C00
C20
D01
D14
39 Dân số và Phát triển 7760104 50 C00
C20
D01
D14
40 Xã hội học 7310301 20 C00
C20
D01
D14
41 Ngôn ngữ Anh 7220201 250 D01
D72
D96
Học phí của Đại học Đà Lạt
  • Học phí dự kiến đối với sinh viên đại học chính quy: 5.000.000đ/1 học kỳ.
  • Lộ trình tăng học phí theo quy định hiện hành của Chính phủ tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015.
[wp-review]