Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (DMT)

Số 41A đường Phú Diễn, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội (Xem bản đồ)

Tổng quan ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội :

ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (Hanoi University of Natural Resources and Environment; viết tắt: HUNRE), là một trường Đại học công lập tại Hà Nội, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Trường đã được công nhận đạt Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đây là trung tâm nghiên cứu, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao với trình độ đại học và sau đại học cho các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật, môi trường, khí hậu, biển – hải đảo, trắc địa – bản đồ, đất đai, địa chất, khí tượng, thủy văn,… phục vụ cho lĩnh vực tài nguyên môi trường của đất nước. Trường đang tích cực xây dựng đề án phát triển trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia.

Thành tích :

Năm 2003: Huân chương Lao động Hạng Nhì
Năm 2005: Huân chương Lao động Hạng Nhì
Năm 2010: Huân chương Lao động Hạng Nhất
Năm 2012: Huân chương Hữu nghị của Nhà nước CHDCND Lào trao tặng
Năm 2014: Huân chương Lao động Hạng Ba
Năm 2015: Huân chương Lao động Hạng Nhì
Năm 2020: Huân chương Lao động Hạng Nhì

Vì sao nên theo học ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội?

Đội ngũ cán bộ

Hiện tại, ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có 531 giảng viên, trong đó có 15 Phó Giáo sư, 106 Tiến sĩ và 396 Thạc sĩ và 29 giảng viên có trình độ Đại học đang giảng dạy tại trường.

Cơ sở vật chất

Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội có tổng diện tích đất đai là 68.858 m², với 11 phòng học đa phương tiện, 3 phòng hội trường, phòng học lớn trên 200 chỗ, 131 phòng học từ 50 – 100 chỗ ngồi, 43 trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập, luyện tập, 2 thư viện và trung tâm học liệu với 13.000 đầu sách chuyên môn nhằm phục vụ việc học tập và nghiên cứu của sinh viên trong trường.

Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại trường :

ĐH Tài nguyên môi trường Hà Nội  là trường đại học đào tạo đa ngành với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho quản lí Nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường ở trình độ đại học, cao đẳng. Từ trung ương, địa phương, các doanh nghiệp đến cộng đồng xã hội.

Nguồn tài liệu nhà trường có thể lấy từ thư viện điện tử. Trang bị trên 1000 đầu sách, 25 máy tính kết nối hệ thống phần mềm thư viện Libol 6.0 kết nối với hệ thống máy chủ giúp tra cứu tài liệu trực tuyến. Đây là nguồn tài nguyên phong phú có tại trường.

Tốt nghiệp ĐH Tài nguyên và môi trường Hà Nội có dễ xin việc không?

Sinh viên sau khi ra trường sẽ được tham gia làm việc tại vị trí sau:

  • Kỹ sư, nhân viên, cán bộ công nghệ môi trường
  • Kỹ sư kỹ thuật môi trường
  • Kỹ sư công nghệ môi trường
  • Quản lý môi trường và du lịch sinh thái
  • nghiên cứu khoa học, ứng dụng về các đề tài nghiên cứu vào thực tiễn
  • Giảng dạy, nghiên cứu

Các cơ quan sinh viên ra trường có thể làm tại:

  • Tại các cơ quan nhà nước liên quan đến tài nguyên và môi trường
  • Tại các phòng ban liên quan đến công tác quản lý tài nguyên và môi trường
  • Tại các viện nghiên cứu, cơ quan, trung tâm nghiên cứu.
  • Tại các trường học, cao đẳng, đại học

Mức lương sau khi ra trường :

Mức lương Sau khi ra trường trung bình từ khoảng 7 triệu đồng trở lên

Sau khi làm 3 – 4 năm kinh nghiệm và có chuyên môn chắc chắn mức lương cứng sẽ cao hơn, dao động khoảng từ 20 triệu đồng/tháng

Theo nhận định, mức thu nhập ổn định của ngành nghề này, sẽ giúp bạn có thu nhập ổn định  cho cuộc sống.

Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Nhận xét từ người dùng 0 (0 reviews)
Back to Top